Thủ tục nhập trạch lấy ngày khi chuyển đến nhà mới

Thủ tục nhập trạch lấy ngày khi chuyển đến nhà mới, 46 rm_ratings 46 rm_ratings
4.50/5 - Có 46 đánh giá
Ngày đăng:
Ngày cập nhật:
Lượt xem:681
Nhiều gia chủ thắc mắc về thủ tục nhập trạch lấy ngày gồm những gì. Nhằm giúp gia chủ cho cách tổng hợp thông tin nhanh nhất, nội dung bài viết hôm nay chúng tôi xin dành để trao đổi về vấn đề này. Mời bạn cùng tham khảo.

Từ trước đến nay mỗi khi chuyển đến nhà mới người Việt Nam ta đều làm thủ tục nhập trạch lấy ngày để mong mọi việc được thuận lợi, mang lại may mắn cho gia đình. Đây là công việc có ảnh hưởng tới tài vận cũng như may mắn của các gia chủ. Cũng bởi lý do này mà nhập trạch trở thành nỗi băn khoăn rất lớn của các gia chủ. Có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng ta chưa vội chuyển đến ở nhà mới ngay. Nhưng xem ngày thì đó là ngày tốt hợp với mệnh gia chủ. Do đó cần phải thực hiện thủ tục về nhà mới lấy ngày. Việc này cũng khá đơn giản nhưng chúng ta phải lưu ý nhiều điều để tiến hành tốt thủ tục nhập trạch lấy ngày nhằm mang lại may mắn và thuận lợi cho gia đình mình. Nhiều gia chủthắc mắc về thủ tục nhập trạch lấy ngày gồm những gì. Nhằm giúp gia chủ cho cách tổng hợp thông tin nhanh nhất, nội dung bài viết hôm nay chúng tôi xin dành để trao đổi về vấn đề này. Mời bạn cùng tham khảo.

Vì sao phải về nhà mới lấy ngày

Gia đình đã chọn được ngày tốt để nhập trạch, hợp tuổi hợp mệnh và trong thời gian dài tới không có ngày tốt như vậy nữa. Nhưng vẫn còn vướng bận các vấn đề như nhà cũ chưa sắp xếp ổn thoả hoặc một lý do chủ quan nào đó. Khi chưa thể chuyển dọn sang nhà mới nhưng ngày tốt không còn nữa thì chúng ta sẽ thực hiện thủ tục nhập trạch lấy ngày.

Thủ tục về nhà mới lấy ngày bắt buộc chúng ta phải mang một số ít đồ dùng về nhà trước và làm lễ cúng gia tiên, thần linh. Thời gian sau khi nào mọi việc đã xong thì chúng ta sẽ chuyển dọn toàn bộ đồ dùng về nhà mới sinh sống.

Nhập trạch là gì?

Trước hết, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu rõ nhập trạch là gì và ý nghĩa của nhập trạch. Nhập trạch có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là lễ dọn vào nhà mới. Theo quan niệm dân gian xưa, nhập trạch là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa tới nay.

Theo quan niệm dân gian, ở mỗi nơi lại có những vị thân, quan cai quản khu vực riêng. Việc bạn làm lễ nhập trạch thực chất là việc làm lễ để thông báo cho các vị thần, quan cơ sở tại khu đất về việc gia đình bạn sẽ chuyển tới đó sinh sống, mong các ngài phù hộ cho cuộc sống tại nơi ở mới có thể thuận lợi và bình an.

Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Rất nhiều người cho rằng việc nhập trạch chỉ là dọn đồ tới ở nên sẽ không cần xem tuổi để tránh cầu kì và tốn thời gian. Tuy nhiên quan niệm này chưa hẳn đã đúng.

Theo quan niệm dân gian, chọn một ngày tốt để nhập trạch cần phải chọn ngày có tuổi của chủ sở hữu căn nhà đó. Gia chủ cần tránh nhập trạch vào những ngày xấu phạm bách kỵ như Dương công kỵ, Sát chủ, Thọ tử, Tam nương, Nguyệt kỵ,… Bạn nên lựa chọn ngày của Trực và Cát Sao thích hợp hơn cho từng công việc cụ thể.

Gia chủ tuyệt đối nên tránh nhập trạch vào những ngày xung với vận mệnh của mình, tránh những ngày thiên can hoặc địa chi xung với tuổi gia chủ. Ví dụ người tuổi Quý Tị thì nên tránh nhập trạch vào các ngày như Quý Tị, Quý Hợi, Kỷ Tị, Kỷ Hợi, Đinh Thị, Đinh Hợi. Nói chi tiết hơn thì can Quý thuộc hành Thủy còn can Đinh thuộc hành Hỏa khắc nhau, can Kỷ thuộc hành Thổ khắc hành Thủy nên cần tránh. Nên tránh ngày Quý Tị bởi ngày này có thiên can địa chi trùng với can chi của tuổi.

Trong một số trường hợp, gia đình bạn chuyển đến nhà mới nhưng đó chỉ là nhà cho thuê hoặc không xác định ở lâu dài, vĩnh viễn thì bạn cũng không cần phải xem tuổi nhập trạch mà chỉ cần xem giờ tốt, ngày tốt để tiến hành chuyển nhà, làm lễ nhập trạch tại nhà là được.

Có thể bạn đọc cũng quan tâm: Muốn xây nhà cần chuẩn bị những gì?

Một số lưu ý khi nhập trạch gia chủ cần nắm rõ

Trong nghi lễ nhập trạch, gia chủ cần chú ý một số điểm như sau:

- Theo phong tục cổ truyền, lễ nhập trạch là một nghi lễ quan trọng, cần xem ngày giờ tốt để công việc cũng như sự nghiệp của gia đình được suôn sẻ.

- Thể thức dọn về nhà mới là người trong gia đình cần tự tay dọn đồ đạc đến nhà mới. Chuyển đồ đạc vào trước, dọn đồ cúng vào sau.

- Nếu một gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà). Sau đó đến lượt gia chủ tự tay bê bát hương tổ tiên vào rồi mới lần lượt sau đó người nhà mang bếp, chăn đệm cùng với các đồ đạc khác vào sau.

- Bài vị cúng gia thần tổ tiên cần phải do tự tay gia chủ cầm đến. Nếu trong gia chủ có người tuổi hổ thì kiêng không nên cho đến vào lúc nhập trạch vì dân gian có quan niệm “rước hổ vào nhà” là không tốt. Những thành viên trong gia đình sẽ theo sau, trong tay cầm tiền để cho đường tài lộc trong căn nhà luôn dồi dào.

- Thời gian nhập trạch tốt nhất trong ngày là buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh nhập tránh vào buổi tối.

Thủ tục nhập trạch lấy ngày gồm những gì?

Trong phạm vi bài viết, ngoài những thông tin chung về nghi lễ nhập trạch, chúng tôi cũng xin được chia sẻ thêm đến bạn nội dung về thủ tục nhập trạch lấy ngày. Theo đó, nhập trạch lấy ngày gồm các bước như sau:

- Bước 1: Mang bếp than củi vào nhà, để ở lối ra vào cửa chính, sau đó mở hết các cửa, bật đèn sáng lên trong không gian nhà. Tiếp theo đó gia chủ sẽ bưng bát hương Thổ Công và bước qua bếp than củi, chân trái bước trước, những người còn lại trong gia đình sẽ đi theo sau và làm như vậy. Sau những vật này tiếp theo sẽ là các đồ dùng như chiếu nằm,bếp gas, chổi quét nhà,…

- Bước 2: Gia chủ cần sắm lễ để dâng gia tiên và Thổ Công trong thủ tục nhập trạch lấy ngày bao gồm 3 mâm: hương hoa, trái cây, mâm cơm. Khi bày lễ lên cần chọn hướng đẹp với gia chủ, người đó cũng sẽ thắp hương khấn lễ. Khi đọc văn khấn cần đọc hai bài, một bài văn khấn cho Thần linh và một bài văn khấn cho gia tiên, cuối cùng gia chủ phải châm bếp đun nước. Lưu ý khi đun nước sôi từ 5 – 10 phút rồi mới tắt bếp. Việc làm này có ý nghĩa sâu xa là để khai bếp, pha trà dâng cho Thổ Công và Gia tiên.

- Bước 3: Sau khi xong các bước trên, gia chủ ngủ lại 1 đêm tại nhà mới là đã hoàn thành xong thủ tục nhập trạch lấy ngày. Thần linh đã chứng giám cho sự có mặt của bạn trong ngôi nhà mới đó. Sau đó gia chủ hoàn toàn có thể chuyển đồ đạc vào nhà trong những ngày sau đó.

Theo các chuyên gia phong thủy, thủ tục nhập trạch lấy ngày nhằm để khai báo với thổ địa thần linh về việc chủ nhà và gia đình sẽ sống ở đây. Nhập trạch chỉ được tính khi chủ nhà làm lễ cúng chuyển nhà mới, do đó nếu chủ nhà có chuyển đồ, sửa nhà, kê đồ trước khi nhập trạch thì cũng vẫn có thể chấp nhận được.

viphouse.vn

>> Mọi chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIPHOUSE

Văn phòng giao dịch:

Tại Hà Nội: Phòng 1205 toà nhà 18t Cienco1 đường Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 06 - 08, đường Phan Huy Thực, phường Tân Kiểng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh.

Tel : 02466 811 977 - Hotline:0916 556 477  

 Email: viphousejsc@gmail.com.

TẠI SAO CHỌN VIPHOUSE
“VIPHOUSE tin tưởng & nỗ lực mỗi ngày để đem đến cho quý khách hàng những mẫu thiết kế nhà, biệt thự, khách sạn đẹp và hoàn hảo nhất.”

TẬN TỤY

Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của gia chủ khi xây dựng, những kiến trúc sư của chúng tôi luôn tận tụy với khách hàng trong từng nét vẽ.

CHÍNH XÁC

Sự chính xác trong từng chi tiết,từng nét vẽ luôn luôn là yêu cầu bắt buộc trong tiềm thức những người kts của chúng tôi.

SÁNG TẠO - ĐỘC ĐÁO

Thiết kế nhà không chỉ đơn giản là đẹp mà với những kiến trúc sư của VIPHOUSE thiết kế để có sự sáng đạo và độc đáo luôn là mục tiêu đầu .

CÔNG NGHỆ

Áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc thiết kế và xây dựng giúp khách hàng có thể theo dõi tiến trình làm việc trực tuyến mọi lúc mọi nơi.

Liên hệ