Quy định về phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn, nhà nghỉ

Quy định về phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn, nhà nghỉ, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn
Ngày đăng:
Ngày cập nhật:
Lượt xem:696
Bên cạnh việc cung cấp cho khách lưu trú những dịch vụ tốt nhất và làm hài lòng khách hàng, các khách sạn phải luôn đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối về tính mạng cho họ. Và một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là phòng tránh sự cố cháy, nổ.

Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực “hot” đang vô cùng phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của các khu vực du lịch nổi tiếng. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi người chủ đầu tư phải có được một không gian lưu trú và nghỉ dưỡng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời mang đến cho họ những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình lưu trú tại khách sạn đó.

Bên cạnh việc cung cấp cho khách lưu trú những dịch vụ tốt nhất và làm hài lòng khách hàng, các khách sạn phải luôn đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối về tính mạng cho họ. Và một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là phòng tránh sự cố cháy, nổ.

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là trách nhiệm của mọi cá nhân và tổ chức để đảm bảo sự an toàn tài sản cũng như tính mạng của tất mọi người. Với loại hình kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ thì đảm bảo an toàn PCCC là vô cùng quan trọng. Theo quy định, các điều kiện PCCC đối với kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ phải cần được lưu ý ngay từ những khâu đầu triển khai phương án thiết kế. Xoay quanh vấn đề về PCCC và nguy cơ cháy, nổ, đã có không ít chủ đầu tư bày tỏ sự lo âu, lăn tăn. Bài viết dưới đây kts Vip House sẽ tóm tắt nội dung về những lưu ý và quy định phòng cháy chữa cháy trong khách sạn, nhà nghỉ mà chúng tôi đã tổng hợp được, mời bạn đọc cùng quý khách hàng tham khảo.

Quy định PCCC đối với khách sạn, nhà nghỉ có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000 m3 trở lên nhưng không quá 9 tầng hoặc 25m

Được quy định tại khoản 1 điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP:
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của nhà nghỉ.
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong nhà nghỉ.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện kinh doanh nhà nghỉ.
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy của nhà nghỉ, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của nhà nghỉ bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Quy định PCCCđối với khách sạn, nhà nghỉ có chiều cao dưới 5 tầng hoặc khối tích dưới 5000 m3

Được quy định tại khoản 2 điều 7 của nghị định:
- Bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của nhà nghỉ đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

Quy định PCCC đối với khách sạn, nhà nghỉ có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này, còn phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Kết cấu xây dựng của công trình phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.

Những điều cần lưu ý về PCCC đối với khách sạn, nhà nghỉ

Quy định là vậy, tuy nhiên, hiện nay ở một số khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng, trong đó nổi lên một số vấn đề sau:
- Một số khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch xây dựng không đảm yêu cầu về PCCC, không đảm bảo yêu cầu khoảng cách an toàn chống cháy lan, không có lối thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy.
- Hệ thống PCCC, đường cho xe chữa cháy tiếp cận khi xảy ra cháy tại một số các nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch còn nhiều thiếu sót bất cập.
- Nhiều khu du lịch khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng bằng các vật liệu dễ cháy, tranh, tre, nứa, lá,… Nguồn nhiên liệu cung cấp chính cho các nhà hàng là khí gas.
- Hệ thống điện chiếu sáng sự cố, hướng dẫn lối thoát nạn không có.
- Nhiều Khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch có quy mô lớn, có giá trị nhiều tỷ đồng lại ở cách xa đơn vị PCCC, trong khi đó lực lượng phương tiện chữa cháy tại chỗ chưa được đầu tư đúng mức.
- Một số người đứng đầu cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC, do đó chưa đầu tư đầy đủ đúng mức cho công tác này nhất là việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật để quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, điều kiện chống cháy lan, thoát nạn khi xảy ra cháy và tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, hầu hết các vụ cháy ở khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch chủ yếu là lực lượng tại chỗ hoạt động kém hiệu quả. Còn không ít chủ cơ sở không quan tâm đến công tác PCCC, coi việc PCCC là của Công an hay của chính quyền địa phương.

Các biện pháp PCCC cho khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch

Để tăng cường các biện pháp, giải pháp PCCC cho khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch trước hết cần xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành các tổ chức xã hội, đơn vị, cơ sở có liên quan đến công tác trong việc thực hiện các giải pháp PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch. Theo quy định của Luật PCCC, Nghị định số 79/2014/NĐ/CP của Chính phủ, trách nhiệm trước hết thuộc về cấp chính quyền trực tiếp quản lý khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch. Để đảm bảo an toàn PCCC khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch chủ cơ sở tổ chức thực hiện triệt để các vấn đề sau:
- Thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật, quy định về PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch để khắc phục kịp thời, triệt để những sơ hở thiếu sót, nguy cơ cháy nêu trên.
- Đối với công trình xây dựng mới hoặc cải tạo khu du lịch, nhà nghỉ và khách sạn trước khi thi công phải trình thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn PCCC; lắp đặt cải tạo hệ thống PCCC, hệ thống điện theo đúng qui định an toàn PCCC, các hệ thống điện riêng biệt để chỉ dẫn lối thoát nạn, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ các thiết bị PCCC.
- Các chủ cơ sở khi xây dựng, sửa chữa các nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch nên chọn các vật liệu không cháy. Còn nếu vì lý do nào khác mà sử dụng các vật liệu dễ cháy để xây dựng thì nên có biện pháp để tăng mức chịu lửa cho vật liệu đó như: sử dụng sơn chống cháy, hoá chất chống cháy….
- Hệ thống thoát nạn trong các nhà nghỉ, khu du lịch, khách sạn khi xảy ra cháy phải bố trí theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước quy định, đặc biệt là đối với Khách sạn, nhà nghỉ cao tầng và có tầng hầm v.v....
- Ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội quy PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch.
- Tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót gây cháy, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định nội quy PCCC tạo ra nguy cơ gây cháy.


- Thành lập đội PCCC cơ sở có đủ quân số tổ chức thường trực chữa cháy trong ngày, nhất là vào ban đêm và các dịp lễ tết, lựa chon những người có nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao để tham gia đội PCCC cơ sở. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng cơ sở để lực lượng này có đủ kiến thức năng lực thực hiện nhiệm vụ PCCC tại chỗ.
- Đầu tư kinh phí cho công tác PCCC để trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ, phương tiện cứu hộ, thoát nạn khi xảy ra cháy, đặc biệt chú ý đến nguồn nước tại chỗ phục vụ chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch, duy trì các hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và các lực lượng PCCC khác.
- Các cơ sở phải xây dựng các phương án chữa cháy giả định nhiều tình huống có thể xảy ra cháy khác nhau và thường xuyên tổ chức thực tập để xử lý các tình huống nhằm chủ động bố trí lực lượng phương tiện và có chiến thuật thích hợp để nếu xảy ra cháy thì dập tắt tại chỗ, kịp thời, có hiệu quả.
- Một biện pháp rất quan trọng nữa để giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra là lực lượng Cảnh sát PCCC theo chức năng quản lý Nhà nước về PCCC phải tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch.

Một vấn đề không kém phần quan trọng đó là việc kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong công tác PCCC. Đồng thời tham mưu cho chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương, giúp đỡ chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn, lập quy hoạch phát triển, xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch nhằm giảm bớt sự quá tải về nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch.

Với những quy định về phòng cháy chữa cháy được kts Vip House tổng hợp trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ nắm rõ và thực hiện quy định một cách chính xác trước khi đưa khách sạn của mình vào sử dụng.

Cảm ơn quý bạn đọc và khách hàng đã theo dõi bài viết của Vip House!

Tham khảo thêm:

>> Những điều cần biết trước khi thiết kế xây dựng khách sạn:

  1. Những lưu ý khi thiết kế khách sạn bạn cần biết
  2. Cấp phép xây dựng khách sạn và những thủ tục liên quan
  3. Quy trình thiết kế nội thất khách sạn chuyên nghiệp
  4. Nhiệm vụ thiết kế khách sạn tiêu chuẩn bạn nên biết
  5. Nguyên lý thiết kế khách sạn được sử dụng nhiều nhất
  6. Những hạng mục quan trọng trong khách sạn
  7. Tiêu chuẩn thiết kế khách sạn 2 sao đầy đủ nhất
  8. Tiêu chuẩn thiết kế khách sạn 3 sao cập nhật mới nhất
  9. Tiêu chuẩn thiết kế khách sạn 4 sao sang trọng
  10. Tiêu chuẩn thiết kế khách sạn 5 sao
  11. Tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn của Tổng cục du lịch
  12. 20 + mẫu phòng ngủ khách sạn được yêu cầu thiết kế nhiều

  13. Danh sách thiết bị nội thất khách sạn từ 2 sao đến 5 sao

  14. 10+ mẫu thiết kế khách sạn năm 2020 để CĐT lựa chọn

Viphouse.vn

>> Mọi chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIPHOUSE

Văn phòng giao dịch:

Tại Hà Nội: Phòng 1205 toà nhà 18t Cienco1 đường Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 06 - 08, đường Phan Huy Thực, phường Tân Kiểng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh.

Tel : 02466 811 977 - Hotline:0916 556 477  

 Email: viphousejsc@gmail.com.

TẠI SAO CHỌN VIPHOUSE
“VIPHOUSE tin tưởng & nỗ lực mỗi ngày để đem đến cho quý khách hàng những mẫu thiết kế nhà, biệt thự, khách sạn đẹp và hoàn hảo nhất.”

TẬN TỤY

Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của gia chủ khi xây dựng, những kiến trúc sư của chúng tôi luôn tận tụy với khách hàng trong từng nét vẽ.

CHÍNH XÁC

Sự chính xác trong từng chi tiết,từng nét vẽ luôn luôn là yêu cầu bắt buộc trong tiềm thức những người kts của chúng tôi.

SÁNG TẠO - ĐỘC ĐÁO

Thiết kế nhà không chỉ đơn giản là đẹp mà với những kiến trúc sư của VIPHOUSE thiết kế để có sự sáng đạo và độc đáo luôn là mục tiêu đầu .

CÔNG NGHỆ

Áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc thiết kế và xây dựng giúp khách hàng có thể theo dõi tiến trình làm việc trực tuyến mọi lúc mọi nơi.

Liên hệ