Với diện tích đất nhỏ ở thành phố các gia đình thường lựa chọn xây dựng nhà ống. Tuy nhiên không gian trong nhà ống nếu không được thiết kế hợp lý sẽ gây ra tình trạng trệ khí (khí cũ ở trong nhà không thoát ra được). Về lâu về dài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe các thành viên trong gia đình, lại không tốt trong vấn đề phong thủy. Hơn nữa, do diện tích chỉ từ 50-100m2, hơn nữa lại cắt giảm không gian sân vườn khiến căn nhà thiếu sáng thiếu gió, giảm chất lượng cuộc sống. Vấn đề giải pháp thông gió nhà ống sao cho hiệu quả, sao cho phù hợp nhất chính là mối quan tâm của rất nhiều gia chủ hiện nay. Vậy thì hãy cùng tôi khám phá cùng tham khảo tất cả những giải pháp thông gió nhà ống để bạn tham khảo dưới đây nhé!
1. Thông gió là gì?
Thông gió nhà ở chính là việc làm cho không khí trong nhà và bên ngoài được lưu thông liên tục. Thông gió là quá trình "thay đổi" hoặc thay thế không khí trong bất kỳ không gian nào để cung cấp không khí chất lượng cao bên trong nghĩ là để kiểm soát nhiệt độ, bổ sung oxy, hoặc loại bỏ một số thành phần một số loại khí thải không khí độc hại như hơi ẩm, mùi hôi, khói, hơi nóng, bụi, vi khuẩn trong không khí, và carbon dioxide). Hệ thống thông gió được sử dụng với mục đích chính là để loại bỏ những mùi khó chịu và hơi ẩm mốc quá mức khó chịu, đưa không khí ở bên ngoài vào, duy trì sự lưu thông không khí trong các tòa nhà, và để ngăn chặn tình trạng trì trệ của không khí bên trong.
Có hai phương pháp thông gió chủ yếu là: Thông gió tự nhiên và Thông gió cưỡng bức.
- Thông gió tự nhiên: Là cách làm cho không khí được lưu chuyển từ ngoài vào trong một không gian một cách tự nhiên không cần sử dụng các thiết bị cơ khí, chẳng hạn như quạt. Các dạng của thông gió tự nhiên là thông gió từ áp lực nhiệt – Thermal force (lợi dụng sự lưu thông gió tạo nên bởi áp suất không khí) và thông gió từ áp lực gió – Wind force, gió xuyên phòng với nguyên tắc là cửa đón gió (tốt nhất ở hướng gió mát chủ đạo) và cửa thoát gió nằm ở hai mặt nhà khác nhau (tốt nhất là mặt đối diện).
- Thông gió cưỡng bức: Là quá trình thông gió bằng các thiết bị cơ khí như quạt, máy lạnh .. Tuy nhiên điều này thường đi kèm với chi phí năng lượng cao, không bền vững.
2. Vì sao phải thông gió cho nhà ống?
- Theo các khảo sát trong những năm gần đây, thiết kế mặt bằng căn hộ chung cư, những ngôi nhà phố cao tầng cũng như tòa nhà văn phòng hiện nay có thể phân loại theo 4 kiểu bố trí mặt bằng căn chỉnh: Dạng hành lang, dạng tháp, dạng đơn nguyên. Tất cả các kiểu nhà này đều mang một không gian bít kín, ít cửa sổ mà những cửa sổ ấy lại không có chức năng trao đổi không khí với bên ngoài.
- Các tòa nhà này thường sử dụng máy điều hòa để làm lạnh không khí, tạo cảm giác mát mẻ. Nhưng lại không được thông thoáng, lượng khí tươi bên ngoài vào rất ít. Lâu ngày có thể gây nhiều mối nguy hại đến sức khỏe của con người, chính vì thế mà hệ thống thông gió cho tòa nhà trở thành giải pháp sáng suốt nhằm tạo bầu không khí trong lành, tiết kiệm điện năng và giữ gìn sức khỏe cho con người được tốt hơn.
- Nhà ống mang đặc điểm kín gió và khá bí bách, nhà ống rất cần thiết kế thông gió để ngôi nhà được thông gió dễ dàng cũng như ngôi nhà được thông thoáng sạch sẽ. Nhà ống được thông gió sẽ vô cùng thoáng mát dễ chịu, đây là khoảng không gian mà bất cứ ngôi nhà ống nào được xây dựng cũng mong muốn có được.
3. Các giải pháp thông gió hiệu quả cho nhà ống
3.1 Giải pháp thông gió tự nhiên cho nhà ống
3.1.1 Nguyên lý của việc thông gió tự nhiên
- Ngoài việc can thiệp bằng những thiết bị thông gió, một số biện pháp thông gió tự nhiên mà chúng ta có thể áp dụng dễ dàng, giúp ngôi nhà thoáng khí và sạch hơn. Nguyên tắc cơ bản của thông gió là sự trao đổi không khí giữa trong và ngoài nhà, đảm bảo gió vào được, và gió ra ngoài. Cách nhanh nhất và đơn giản nhất để làm cho không khí trong lành, đó là thường xuyên mở cửa sổ và cửa ra vào.
- Nguyên lý của thông gió tự nhiên là gió vào được nhà và ra ngoài được. Mùa hè, bạn nên đóng cửa ban ngày để tránh khí nóng vào nhà, ban đêm mở cửa để gió mát vào nhà, giúp ngôi nhà luôn mát hơn ở ngoài trời. Mùa đông, mọi người thường thấy rung mình khi mở cửa, tuy nhiên, chúng ta chỉ cần mở cửa 5 phút, khi nhiệt độ chưa quá lạnh, giúp cho không khí lưu thông mà không làm cho mọi người bị ảnh hưởng
3.1.2 Các giải pháp thông gió tự nhiên hiệu quả
- Bố trí cửa hợp lý tối ưu quá trình thông gió tự nhiên:
Trước tiên là cần phải thiết kế vị trí cửa đón gió và cửa thoát gió nằm khác phía nhau để gió trong nhà có thể lưu thông tốt. Hệ thống cửa ra vào và cửa sổ có kích thước lớn và được bày trí với mật độ cao. Nhưng cũng cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ của căn nhà.
+ Cửa đón gió thường có kích thước khá lớn,quay về phía hướng gió. Nó được thiết kế thấp dưới chân tường để tối ưu khả năng hút gió.
+ Cửa thoát gió được thiết kế ở vị trí cao hơn cửa đón gió và thường chia làm nhiều cửa nhỏ để dễ dàng đẩy khí cũ phân tán ra ngoài . Đối với những nhà ống hẹp nên thiết kế thêm một cửa thoát gió ở ngay phía sau nhà.
Bên cạnh đó, các bạn cần thường xuyên mở cửa để lấy gió vào nhà.
- Làm giếng trời trong nhà:
Nên thiết kế cho nhà ống một giếng trời mở thay vì giếng trời đóng. Bởi ngoài tác dụng lấy sáng, giếng trời mở còn có tác dụng là một ống thông gió thông qua mái nhà của bạn.
Trong một căn hộ có thể thiết kế 1,2 hay nhiều giếng trời để giải quyết vấn đề thông gió. Tùy thuộc vào việc bạn muốn dùng giếng trời như một cổng thoát gió hay vừa có thể hút gió, và thoát gió
- Tận dụng khoảng thông nhau giữa các phòng
Nếu trong một căn nhà thiết kế nhiều cửa nhưng có quá nhiều tường chắn thì không khí trong nhà cũng khó mà lưu thông. Do đó, nên tạo những khoảng không gian thông nhau giữa các phòng hoặc sử dụng những tấm bình phong ngăn phòng sẽ giúp dòng khí được thông suốt.
3.2 Giải pháp thông gió bằng biện pháp cơ học
Khi đã áp dụng tất cả những phương pháp tự nhiên để thông gió mà vẫn không có hiệu quả thì các bạn cần đến sự hỗ trợ cơ học để thông gió cho ngôi nhà. Cá ba hệ thống thông gió cơ khí cơ bản thường được sủ dụng:
- Hệ thống thông gió kiểu thổi
- Hệ thống thông gió kiểu hút
- Hệ thống thông gió kiểu kết hợp
4. Một số lưu ý khi chọn giải pháp thông gió cho nhà ống
- Phải xây thông gió cho nhà ống phù hợp với diện tích nhà, phù hợp với kiểu dáng nhà, phù hợp với điều kiện tự nhiên cùng với sự phù hợp trong chi tiết hài hòa của ngôi nhà.
- Khi thiết kế thiết lập hệ thống thông gió, ta đã có những giải pháp thông gió tuy nhiên thì nó lại mang tính chất 2 mặt nó có thể gây đến tình trạng hắt nắng mưa , dễ khói bụi hoặc cũng có thể tạo điều kiện cho côn trùng và những sinh vật bên ngoài xâm nhập vào. Nên khi thiết bạn cần chú ý đến việc thiết kế lắp đậy để có thể chủ động thiết kế và đóng lại khi cần thiết.
- Với nhà ống thêm một đặc điểm khá riêng biệt nên khi thiết kế chúng ta cần chú đến chính là tính năng nhà ống khá bí nên thiết kế hệ thống thông gió ở nhiều nơi, cũng như thiết kế hệ thống thống gió lan tỏa được khắp ngôi nhà tránh tình trạng không đồng đều giữa các phòng các ngăn trong nhà.
Trên đây là một số kiến thức của chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc về vấn đề thông gió cho nhà ống. Chúc bạn có một căn nhà đẹp và tiện nghi hơn.
Viphouse.vn