Trong quá trình tư vấn thiết kếbiệt thự cho các chủ đầu tư, 1 trong những câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều đề nghị giải đáp chính là nên xây nhà mái bằng hay mái thái, hay chọn lợp mái tôn, mái ngói….Theo quan điểm xây nhà hiện tại, mái nhà không đơn thuần chỉ bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi các tác động của môi trường tự nhiên mà còn là điểm nhấn tạo nên nét thẩm mỹ, đồng thời có ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí cho ngôi nhà. Đây cũng là hạng mục quyết định rất lớn đến chi phí xây dựng. Tại sao nhiều chủ đầu tư khi thiết kế và thi công nhà đều thắc mắc có nên làm nhà mái bằng hay làm mái dốc vì kèo lợp tôn, lợp ngói. Có những công trình phù hợp mái bằng nhưng có những công trình nên chọn kết cấu mái dốc cho những mẫu biệt thự đẹp. Tuy nhiên còn phải dựa vào điều kiện kinh tế gia đình để chọn lựa. Vậy chọn làm nhà mái bằng trong những trường hợp nào, đem lại lợi ích và hạn chế gì, chúng tôi xin đưa ra những gợi ý để các bạn tham khảo.
1. Tìm hiểu về cấu tạo của mái bằng bê tông cốt thép
Mái bằng có thể cấu tạo bằng vật liệu gỗ, thép nhưng chủ yếu bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Các lớp cấu tạo mái bằng bê tông cốt thép :
- Lớp kết cấu chịu lực: Có tác dụng chịu lực chính cho mái, được cấu tạo bằng bê tông cốt thép toàn khối hay bê tông cốt thép lắp ghép. Về hình thức giống như cấu tạo sàn nhà hình dáng như mặt phẳng nhưng có sự khác biệt về cấu tạo viền mái và cấu tạo chống thấm, thoát nước cho mái.
- Lớp tạo dốc: Có tác dụng tạo cho mái có độ dốc cần thiết, được đặt ở trên lớp kết cấu chịu lực, cấu tạo bằng bê tông xi, bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm. Ngoài ra nó còn tăng khả năng các nhiệt cho mái và làm phẳng mặt trên của lớp kết cấu chịu lực tạo điều kiện thi công tốt cho lớp chống thấm bên trên đó.
- Lớp chống thấm: Có tác dụng ngăn chặn hiện tượng nước mưa ngấm vào kết cấu của mái, thường được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác cao, tăng thêm độ cứng cho mái. Bề dày của lớp bê tông chống thấm khoảng 30-50mm, thông thường là 40mm.
Có thể nói kết cấu mái bằng bê tông cốt thép rất đơn giản, chỉ gồm mặt phẳng mái liên kết với trần nhà bởi độ dày bê tông nhất định chứ không cần tạo hình khối và độ đua của mái.
2. Ưu điểm và nhược điểm của nhà mái bằng
2.1 Ưu điểm của nhà mái bằng
- Nhà mái bằng là kiểu nhà được xây dựng và thiết kế mái theo kiểu đổ bằng bê tông. Tuy loại hình nhà này ít nhận được sự ưa chuộng từ cộng đồng (vì nhiều nguyên nhân) tuy nhiên hình thức nhà mái bằng chưa bao giờ là lỗi thời. Dưới bàn tay và khối óc sáng tạo của những người thợ lành nghề thì các tấm bê tông cốt thép sẽ trở nên đẹp đến lạ.
- Nhà mái bằng sở hữu kiến trúc gọn gàng, không làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, phù hợp với những công trình nhà phố, nhà cao tầng trong ngõ ngách và những gia đình có diện tích đất nhỏ hẹp. Mặc dù vậy, nhiều ngôi biệt thự đơn giản được xây dựng kiểu này cũng khá chiếm được thiện cảm từ gia chủ.
- Ưu điểm lớn nhất của nhà mái bằng là sự bền bỉ và khả năng chống chịu trước các tác động từ tự nhiên như mưa bão vì có độ dốc tương đối thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 5 – 8%. Không những thế, khi xây nhà mái bằng bạn có thể tận dụng yếu tố đơn giản sẵn có và phát huy sự tối ưu về mặt không gian sinh hoạt cho gia chủ như tận dụng tầng áp mái để tăng thêm không gian lưu trữ cho ngôi nhà của bạn.
- Một ưu điểm nữa của nhà máy bằng là khả năng chống cháy cao và gia chủ cũng không phải lo bị dột hay bị thủng như máy tôn hay mái ngói. Trong trường hợp cải tạo nâng cấp thì nhà mái bằng rất phù hợp và dễ dàng hơn so với nhà mái thái.
2.2 Nhược điểm của nhà mái bằng
- So với mái dốc, nhà mái bằng dễ bị thấm nước và tạo thành những vết ố màu dưới trần nhà. Để khắc phục tình trạng đó, bạn có thể trồng dây leo hay làm các giàn rau trên mái hoặc rải sỏi. Thêm nữa, sàn bê tông chính có thể đổ âm sàn và bên trên là lớp xốp dày 12cm, trên lớp xốp là lớp bê tông lưới thép mỏng, tất cả phải được chống thấm và lót gạch sàn trên cùng.
- Mái tương đối nặng và có giá thành cao so với làm mái tôn.
- Công tác chống thấm, chống nứt mái bê tông khá phức tạp
- Khi trời mưa, mái bằng thường lưu lại rác thải như lá cây, cát và lâu thoát nước…vì độ dốc nhỏ còn mái dốc dễ lưu thông nước mưa.
- Mái bằng không tạo nên vẻ đẹp sang trọng và tạo nhiều kiểu kiến trúc bề thế như mái ngói nên không được sử dụng nhiều cho những mẫu biệt thự quy mô lớn.
3. Có nên làm nhà mái bằng không? Những công trình nào nên làm mái bằng?
Nhà mái bằng không có hệ số đua lớn như mái dốc và sở hữu kiến trúc gọn gàng, không làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, phù hợp với những công trình nhà phố, nhà cao tầng trong ngõ ngách hẻm nhà và những mẫu nhà diện tích đất nhỏ sát với các công trình khác.
Đối với nhà biệt thự kiến trúc Pháp hay Châu Âu hoặc tân cổ điển, cổ điển, biệt thự vườn ít sử dụng kết cấu mái bằng. Tuy nhiên với những biệt thự phố trẻ trung thì mái bằng không mang lại sự sang trọng, bề thế, trang nhã cho ngôi nhà.
Những khu vực thường chịu ảnh hưởng của bão nên sử dụng mái bằng thay vì xây nhà mái tôn giá rẻ vì mái bằng không chịu ảnh hưởng của bão và tránh được nguy hiểm tốc mái.
Nhà mái bằng dành cho những gia đình sở hữu nhà diện tích đất nhỏ chật hẹp có nhu cầu tận dụng không gian sân thượng từ nhà mái bằng.
4. Quy trình thi công sàn mái bằng bê tông cốt thép
Bước 1: Chuẩn bị
- Kiểm tra cốp pha sàn mái:
Cốp pha chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Đo đạc xác định vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín thít chống mất nước khi đổ bê tông.
Kiểm tra độ võng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.
Cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí: chủng loại thép, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép.
- Chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình đổ bê tông.
- Tính toán mặt bằng đổ bê tông (diện tích, độ dốc…)
- Dọn dẹp, làm sạch, coffa, cốt thép.
Bước 2: Thi công
- Quy trình đổ bê tông mái cũng tương tự như quy trình đổ bê tông sàn. Trong trường hợp đổ bê tông vào mùa hè, khi nhiệt độ trên 30 độ C, bê tông phải được đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông.
- Sau khi đổ bê tông sàn mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy vết lõm ướt thì bê tông vẫn có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo thành vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì còn sớm.
- Nếu bê tông lõm khô thì bê tông đó đã se lại là không đầm thêm được nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời mát hơn có thể đến 4 giờ. Trong trường hợp có nước nổi trên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt của bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10 - 15%.
Mặt sàn mái được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ bê tông cách sàn mái cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ bê tông dầm chính. Đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn mái. Sử dụng đầm dùi để dùi chặt bê tông dính kết với nhau.
Bước 3: Yêu cầu chống thấm với mái bằng bê tông cốt thép
Đặc điểm của sàn mái chịu rất nhiều các tác động trực tiếp từ môi trường tự nhiên, nhiệt độ, nắng, gió,... nên sàn mái là vị trí rất dễ bị nứt do sốc nhiệt nắng, mưa,...và gây thấm cho ngôi nhà. Công tác chống thấm cho sàn mái là một trong những bước hoàn thiện tối quan trọng.
Đối với các công trình nhà dân dụng, phần mái sau khi đổ bê tông có thể được lợp thêm ngói, hoặc tôn có tác dụng vừa tạo nên thẩm mỹ cho ngôi nhà, vừa chống thấm hiệu quả, giảm tác dụng của điều kiện môi trường tới mái bê tông.
viphouse.vn