Quy trình thi công chống thấm cho các công trình xây dựng

Quy trình thi công chống thấm cho các công trình xây dựng, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn
Ngày đăng:
Ngày cập nhật:
Lượt xem:608
Nguyên nhân và quy trình thi công chống thấm ✅ hiệu quả dưới dây sẽ giúp cho công trình của bạn ✅ bền theo thời gian giữ được vẻ đẹp vĩnh cửu. Xin mời quý độc giả tham khảo.

Hiện nay, trong thiết kế nhà đẹp nói chung có rất nhiều yếu tố khiến các chủ phải “cân não” như kiến trúc ngoại thất, trang trí nội thất ngôi nhà,… Nhưng trong vô vàn mối lo ấy, một trong những điều khiến chủ đầu tư phải đặc biệt lưu tâm đó là tuổi thọ của các công trình. Từ đây, vấn đề chống thấm cho công trình xây dựng được đặc biệt lưu ý. Sẽ rất khó chịu nếu một căn biệt thự sang trọng và tiện nghi mà lại bị ẩm mốc, thấm dột là điều mà các gia chủ không thể chấp nhận được. Các trường hợp thấm dột phổ biến như thấm trần, tường, nhà vệ sinh, bể nước, bể bơi, khe tiếp giáp giữa hai nhà, công trình ngầm, cầu cống…Để tăng tuổi thọ cho ngôi nhà, ngăn hiện tượng thấm dột xảy ra bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị cho quy trình chống thấm nhà ở trước khi tiến hành xây dựng. Để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của gia đình. Chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết hôm nay và cùng trao đổi thêm về vấn đề này.

1. Nguyên nhân của hiện tượng thấm dột trong các công trình xây dựng

Về lý thuyết, các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm. Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

Một số công trình bị lún sụt, kết cấu nền móng yếu, sai quy chuẩn sẽ gây nứt và thấm. Đặc biệt, nền và tường tầng hầm rất dễ bị thấm do tiếp xúc trực tiếp với đất; khi bị thấm, nước sẽ làm mục thép, bê tông và dẫn đến huỷ hoại.

Thông thường bị thấm ở các mạch ngừng như giữa sàn với sàn – đúc sàn ở hai thời điểm khác nhau. Tại đó, độ liên kết có phần “lỏng lẻo”; hoặc mạch ngừng giữa sàn với chân tường; hoặc thấm ở các khe lún – các khoảng hở giữa hai công trình như nhà liên kế. Và, tại những điểm tiếp giáp giữa ống kỹ thuật đi xuyên đà, xuyên sàn – cần có những cách thức thi công riêng biệt để bít kín bê tông với ống nhựa. Việc thay đổi thiết kế, sửa chữa – phải đập, đục cũng là nguyên do dễ gây thấm, nếu không xử lý đúng cách.

Có hai dạng cấu trúc công trình có thể sẽ bị thấm là cấu trúc ngầm và cấu trúc nổi. Ngầm như tầng hầm; cấu trúc nổi như tường ngoài, nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, bồn hoa, sênô (máng xối), hồ nước, hồ bơi, hệ thống mái… Tựu trung, những nơi tiếp xúc trực tiếp môi trường tự nhiên, thường phải đối mặt với nắng mưa thì dễ gây thấm, nhất là xứ nhiệt đới.

Vip House xin tổng hợp một số nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột trong xây dựng công trình để bạn đọc và chủ đầu tư cùng tham khảo như sau:

- Do chất lượng các công trình (Sai sót trong thi công, vật liệu xây dựng kém chất lượng, không phù hợp).

- Do khí hậu thời tiết Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao, nóng lạnh thất thường đã tạo nên sự co ngót giữa các loại vật liệu.

- Do địa chất thay đổi như nền móng, địa tầng (lún tự nhiên, lún do các công trình liền kề khác thi công gây ảnh hưởng)

- Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác gây nên.

2. Quy trình thi công chống thấm cho các công trình khách sạn, biệt thự, nhà phố đẹp

2.1 Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:

- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…

- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.

- Không nên dùng nước trộn ximăng bột để ngâm hay quét hồ dầu ximăng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.

- Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.

- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông. Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.

2.2 Quy trình thi công chống thấm cho các công trình:

Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm:

- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…

- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông.

- Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.

- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.

- Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa ximăng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.

- Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công, sàn mái, mái đón tiền sảnh (cao 20-30cm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông. Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC, sênô), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).

- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.

- Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.

Quy trình thi công chống thấm:

- Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu và vữa đổ bù không co ngót.

- Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.

- Trường hợp sàn lệch và ống thoát vệ sinh được bố trí đi trên mặt sàn xuyên vách tường vào hộp kỹ thuật, thì các ống này sẽ được quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) quanh ống vị trí gần xát vách hộp kỹ thuật, và được đổ bê tông đá mi ốp chặt vào quanh các vách hộp kỹ thuật (dày khoàng 10cm và cao lên bằng gờ đà bê tông quanh sàn). – Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành khò, dán, quyét hoạc phun.

3. Những lưu ý trong quy trình thi công chống thấm cho nhà mới xây

3.1 Kiểm tra kỹ lưỡng tường và chân tường

Quy trình chống thấm cho nhà xây mới có nhiều phương pháp, tuy nhiên mỗi một loại vật liệu chống thấm có những ưu điểm riêng trong thi công và độ bền khác nhau. Tùy vào nhu cầu, mong muốn sử dụng và túi tiền của mỗi gia đình mà đưa ra lựa chọn.

Bạn có thể tham khảo tư vấn từ nhà thầu để có được quyết định sử dụng loại vật liệu có giá thành phù hợp để thi công cho ngôi nhà của bạn.

Mặc dù có nhiều loại vật liệu chống thấm tường nhà tùy theo lựa chọn, nhưng việc sử dụng đều phải qua các bước chuẩn bị như sau:

- Kiểm tra kỹ càng tường nhà trước khi thi công nhằm phát hiện các vết nứt, các khu vực hồ vữa yếu.

- Đối với các vết nứt và lỗ cần phải đục hình chữ V với độ sâu khoảng 1.5-2cm, sau đó trám kín bằng vật liệu chống thấm như: Phụ gia chống thấm trộn bê tông, thanh trương nở,

- Các khu vực vữa yếu hoặc lồi lõm cần được đục bỏ rồi dùng vật liệu chống thấm trám cho phẳng.

- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường bằng nước, chổi sắt, máy hút bụi công nghiệp,… để đảm bảo độ bám dính tối đa cho vật liệu chống thấm.

- Tiến hành thi công sử dụng vật liệu chống thấm thích hợp.

3.2 Kiểm tra mái nhà thường xuyên

Mái nhà của bạn là một phần rất quan trọng trong cấu trúc tổng thể của ngôi nhà và điều quan trọng là nó phải luôn được giữ trong trạng thái tốt, không thấm dột. Có một số loại vật liệu chống thấm cho mái nhà bạn có thể tham khảo sau:

- Sơn nhũ tương: Có tác dụng chống thấm nước rất tốt và dễ dàng trong sử dụng.

- Nhựa Eniroof: Tạo thành lớp che phủ bên ngoài, ngăn được nước mưa xâm nhập vào trần nhà.

- Lớp phủ chống nước: Là một loại hợp chất chống thấm chuyên dụng.

Lời khuyên từ các chuyên gia là ít nhất 3 năm bạn nên kiểm tra mái nhà của mình một lần. Để đảm bảo rằng không có gạch bị trượt, không có rêu đang phát triển trên mái nhà và bên trong mái phải được cách nhiệt.

3.3 Quan tâm đến những cánh cửa nhà bạn

Hãy đảm bảo rằng nước bẩn, hay những mảng nấm mốc không được xuất hiện xung quanh cửa sổ của ngôi nhà.

Nếu các bộ cửa nhà bạn được làm từ gỗ và kính, thì bạn nên sử dụng những loại sơn tốt để tránh những tác động xấu từ thời tiết như mưa và sương giá, bạn nên xem xét các mối nối, nêm gỗ để đảm bảo chúng được gia công cẩn thận.

Trong trường hợp bạn không đủ am hiểu về vấn đề này thì hãy nhờ đến nhà thầu xây dựng uy tín mà bạn tin cậy có lời khuyên. Những người có chuyên môn trong nghề sẽ đưa cho bạn những tư vấn tốt nhất.

3.4 Sử dụng sàn chống thấm

Chống thấm sàn nhà là một trong những khâu vô cùng quan trọng và nên được thực hiện trong mọi trường hợp. Nếu bạn đang sửa chữa hoặc dự định xây nhà tại khu vực môi trường ẩm ướt, sàn nhà không được chống thấm sẽ là một vấn đề. Và nếu bạn có con nhỏ thì bạn càng nêu lưu ý đến điều này, sàn nhà trơn trượt có thể xảy gây tai nạn cho trẻ.

Một lựa chọn khác là có thể sử dụng ván sàn gỗ chống thấm. Loại vật liệu này không đắt hơn so với sàn thông thường quá nhiều, và ưu điểm của nó là rất bền.

Ngoài ra bạn có thể bít tất cả các khu vực có nguy cơ nước tràn vào nhà bằng cách bịt các lỗ hỏng trên tường, Điều này giúp tránh nước thấm qua các góc tường giúp cho nội thất nhà luôn khô ráo.

3.5 Lưu ý đến những khu vực đặc biệt

- Nhà tắm

- Sàn nhà vệ sinh

- Những nơi tiếp xúc nhiều với nước

Đây được xem là những khu vực có tỉ lệ bị thấm nước cao, đặc biệt là các căn hộ chung cư, các ngôi nhà nhiều tầng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là công tác chống thấm không được tiến hành khi xây nhà, hoặc thực hiện chưa đúng quy cách, chất lượng vật liệu không đảm bảo khả năng chống thấm nước.

Vì vậy khi chống thấm cho những khu vực này bạn không nên sử dụng các hóa chất chống thấm thông thường. Phương pháp an toàn nhất vẫn là thi công dán màng khò nóng chống thấm, dán liền mạch để nước thoát ra ống thoát sàn. Và hãy nhớ cho phép thoát nước phù hợp với các biện pháp chống thấm.

viphouse.vn

>> Mọi chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIPHOUSE

Văn phòng giao dịch:

Tại Hà Nội: Phòng 1205 toà nhà 18t Cienco1 đường Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 06 - 08, đường Phan Huy Thực, phường Tân Kiểng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh.

Tel : 02466 811 977 - Hotline:0916 556 477  

 Email: viphousejsc@gmail.com.

TẠI SAO CHỌN VIPHOUSE
“VIPHOUSE tin tưởng & nỗ lực mỗi ngày để đem đến cho quý khách hàng những mẫu thiết kế nhà, biệt thự, khách sạn đẹp và hoàn hảo nhất.”

TẬN TỤY

Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của gia chủ khi xây dựng, những kiến trúc sư của chúng tôi luôn tận tụy với khách hàng trong từng nét vẽ.

CHÍNH XÁC

Sự chính xác trong từng chi tiết,từng nét vẽ luôn luôn là yêu cầu bắt buộc trong tiềm thức những người kts của chúng tôi.

SÁNG TẠO - ĐỘC ĐÁO

Thiết kế nhà không chỉ đơn giản là đẹp mà với những kiến trúc sư của VIPHOUSE thiết kế để có sự sáng đạo và độc đáo luôn là mục tiêu đầu .

CÔNG NGHỆ

Áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc thiết kế và xây dựng giúp khách hàng có thể theo dõi tiến trình làm việc trực tuyến mọi lúc mọi nơi.

Liên hệ