Tường bị nứt là một trong những hiện tượng thường gặp đối với những ngôi nhà xây chịu lực bằng bê tông cốt thép. Nứt tường là hiện tượng phổ biến khi xây dựng. Không riêng gì những căn nhà lâu năm hay đã xuống cấp mới xuất hiện những vết nứt mà ngay cả những ngôi nhà mới hoàn thiện xong cũng có những dấu hiệu này. Các vết nứt tường không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có những nguy cơ đe dọa sự vững chắc của ngôi nhà. Việc “điều trị” dứt điểm vấn đề này là khá khó khăn nhưng việc khống chế và giảm thiểu đến mức tối đa những vết nứt này thì không phải là không thể. . Do đó, tùy theo những trường hợp, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vết nứt mà chúng ta có những biện Pháp khắc phục khác nhau. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn những nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt. Đây là những kinh nghiệm đã được đúc rút từ kinh nghiệm các công trình xây dựng nhà ở với quy mô và phong cách khác nhau trải khắp 3 miền đất nước. Mời bạn đọc cùng tham khảo:
1. Vai trò của tường trong các công trình xây dựng
Như chúng ta vẫn thường được biết: Loại tường được sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng thường là tường gạch.
Và, về cơ bản, tường trong công trình xây dựng có các vai trò như sau:
- Tường có vai trò giới hạn, ngăn cách không gian bên ngoài cũng như bên trong để tạo ra không gian chức năng sử dụng của các phòng, cũng như của toàn bộ ngôi nhà.
- Tường nhà tham gia quá trình chịu lực của ngôi nhà, đóng vai trò tương tự như một thành phần kết cấu trong xây dựng nhà cửa.
- Ngoài các chức năng về kĩ thuật, kết cấu, tường cũng đóng vai trò thẩm mỹ trong việc hoàn thiện bộ mặt thẩm mỹ cho toàn bộ công trình xây dựng
2. Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không?
2.1 Trường hợp tường nhà bị nứt nhẹ như vết chân chim:
Trường hợp tường nhà bị nứt nhẹ như vết chân chim ở bề ngoài mặt tường thì gia chủ cũng không nên quá lo lắng. Thực chất về cơ bản những vết nứt nông hay rạn nứt chân chim, các vết nứt sơn trên bề mặt tường sẽ không ảnh hưởng gì nhiều lắm đến kết cấu ngôi nhà. Tuy nhiên nó sẽ làm mất đi tính thẩm mĩ của ngôi nhà khiến cho cảm giác không thoải mái gây ức chế cho người nhìn, đôi khi nó cũng làm cho con người cảm thấy mất đi sự tự tin khi sống trong ngôi nhà bị nứt.
2.2 Đối với trường hợp tường nhà bị nứt sâu:
Hiện tượng này không chỉ dừng lại ở việc mất thẩm mỹ mà nó còn gây ra rất nhiều hậu quả vô cùng khó lường. Đây cũng là điều khiến cho gia đình anh Đông cũng như các gia đình khác “mất ăn mất ngủ”. Nhiều trường hợp tường nhà bị nứt lớn không thể kiểm soát được những thiệt hại lớn về tài sản như nhà bị gạch vữa rơi xuống, trời mưa thì nước mưa ngấm vào trong nhà gây thấm dột. Nếu tình trạng rạn nứt trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra tình trạng nhà bị đứt gãy và nặng hơn có thể gây sập nhà.
3. Nguyên nhân khiến nhà bị nứt
3.1 Tường nhà bị nứt do ảnh hưởng của thời tiết
Tường nhà bị nứt, rạn đôi khi là dưới tác động của thời tiết, khí hậu xung quanh. Thời tiết, môi trường xung quanh thường xuyên ẩm ướt, có mưa, sẽ có tác động không nhỏ đến tường nhà. Tường nhà bị ẩm quá, hoặc quá nóng, thời tiết nóng ẩm quanh năm cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tường nhà xuất hiện nhiều vết rạn nứt.
3.2 Tường nhà bị nứt do các biện pháp thi công không đảm bảo
- Nhiều chủ đầu tư không am hiểu kỹ thuật xây dựng, thấy thợ trát một bức tường mịn màng là cho rằng hoàn hảo nhưng tỷ lệ pha trộn xi măng sai hay tay nghề thợ non kém là nguyên nhân khiến những vết nứt tường xuất hiện ngay từ khi mới xây xong. Khi một bức tường được xây không chuẩn, mạch vữa không “no”, tường không được trát phẳng hoặc mạch vữa không được miết gọn, lớp vữa tô không đều sẽ khiến co ngót cục bộ và nứt vữa làm nước mưa thẩm thấu qua lớp vữa, từ đó xuất hiện các vết nứt.
- Tuy nhiên nhiều khi cũng do chính chủ đầu tư chủ quan, chỉ quan tâm đến thẩm mỹ mà bỏ qua yếu tố kỹ thuật hay vì tiết kiệm chi phí mà lại tiết kiệm thuê lao động giá rẻ, trình độ thấp khiến công trình trở nên “mong manh” và dễ nứt.
3.3 Tường nhà bị nứt do nền móng bị lún
- Nguyên nhân là do không khảo sát kỹ địa hình xây dựng và có những tính toán chưa hợp lý về khả năng chịu tải khiến nhà bị sụt lún sau một thời gian sử dụng. Những vết nứt như thế này sẽ rất khó để khắc phục hoặc nếu có cũng chỉ mang tính tạm thời khi nguyên nhân sâu xa là từ móng nhà không được giải quyết.
- Những vết nứt do nguyên nhân nền móng yếu sẽ thường xuất hiện ở tường hoặc ở mép cửa sổ. Để hạn chế tối đa hiện tượng này thì ngay từ ban đầu khi chuẩn bị xây dựng và thiết kế nhà ở của gia đình mình, bạn nên tham khảo kĩ các công trình nhà ở đã xây dựng ở xung quanh đấy ra sao, hỏi những người lớn tuổi, đã sinh sống tại khu vực đất xây nhà về địa chất đất ở đây như thế nào để kỹ sư có thể tính toán và đưa ra phương án móng phù hợp với các yêu cầu về an toàn và chịu lực tốt nhất cho cả công trình. Từ đó hạn chế tối đa các hiện tượng nứt, vỡ do nền móng yếu gây ra cho công trình nhà bạn.
3.4 Tường nhà bị nứt do những tác động vật lý vào tường
- Nếu như chúng ta tác dụng một lực mạnh vào tường (ví dụ như dùng búa hoặc đinh đóng vào tường cũng rất dễ gây nứt tường). Chính vì thế mà cần lưu ý cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, xung quanh khu vực đóng kệ bếp, kệ tủ hoặc giá sách,… tường có bị rạn nứt hay không?
- Đặc biệt, tường nhà bị nứt do các nguyên nhân tác động vật lý gây ra thường sẽ nhanh chóng lây lan trên toàn bộ bề mặt của tường. Trường hợp xuất hiện những vết nứt chân chim cũng phải báo cho chủ nhà biết để kịp thời sửa chữa, vì những vết nứt này lan ra rất nhanh.
3.5 Tường nhà bị nứt do công trình bị xuống cấp
Không có gì là mãi mãi, một căn nhà dù có xây dựng kiên cố đến đâu cũng không tránh được quy luật này. Tuy nhiên những vết nứt do nhà xuống cấp cảnh báo nguy cơ mất an toàn rất lớn khi vữa có thể rơi ra và bức tường có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
4. Hậu quả của việc tường nhà bị nứt
- Hậu quả dễ thấy nhất là tường sẽ bị thấm nước. Không thể phủ nhận rằng nước là kẻ thù với mọi ngôi nhà và nhất là tường nhà. Chỉ cần một khe nhỏ cũng khiến nước thấm qua, toàn bộ công trình bị ảnh hưởng, gây hậu quả cực kì nghiêm trọng đến kết cấu và thẩm mĩ cũng như tuổi thọ của công trình.
- Về thẩm mỹ, việc thấm nước ngoài ra còn giúp hình thành các mảng rêu mốc xấu xí. Chẳng ai muốn ở một ngôi nhà mà sau vài ba năm đã thấy rêu mốc bám đầy như một ngôi nhà cổ. Cảm giác chắc hẳn rất khó chịu.
- Hậu quả nguy hiểm nhất là các vết nứt ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu ngôi nhà, gây nên hiện tượng sụt lún, lan rộng và thậm chí tác động nguy hiểm đến công trình của bạn.
5. Cách xử lý hiện tượng tường nhà bị nứt
5.1 Cách xử lý với các vết nứt tường nhỏ
Chất lượng của các lớp vữa chát, sơn chống thấm, sơn,… là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng vết nứt nhỏ trên bề mặt của tường nhà.
Đối với những trường hợp tường nhà bị nứt nhiều lớp nhỏ do lớp sơn quá mỏng, hoặc do hồ trộn không đều hoặc tường nhà đang bị khô nhưng vẫn tô thì chúng ta cần phải đục đường nứt để lớp hồ cũ bong ra, sau đó bạn dùng nước để làm ẩm vết nứt tường. Trộn xi măng già + cát mịn, rồi chát lên toàn bộ vết nứt và đợi tường khô, bạn dùng sơn chống thấm và sơn lại màu tường nhà như bình thường.
5.2 Cách xử lý với các vết nứt tường lớn
Đối với vết nứt tường có diện tích lớn, bạn cần phải xử lý càng sớm càng tốt, tránh vết nứt bị lan sang các vùng xung quanh. Theo các chuyên gia, cách xử lý, khắc phục tường nhà bị nứt tốt nhất, gia chủ nên trám vữa vào những vết nứt để tạo sự bằng phẳng. Tiếp đến trát một lớp bột lên trên và sơn một lớp sơn chống kiềm.
5.3 Cách xử lý với các vết nứt tường sâu
- Nếu hiện tượng tường nhà bị nứt sâu như thế này xảy ra thì nguyên nhân thường bắt nguồn từ yếu tố kỹ thuật xây dựng không đúng hoặc làm không đúng quy trình xây dựng.
- Hiện tượng vết nứt sâu không chỉ xảy ra ở mạch vữa mà còn xảy ra ở cả lớp gạch bên trong cũng có thể bị nứt theo. Trường hợp tường nhà bị nứt sâu sẽ rất khó xử lý, đặc biệt khi chủ nhà là người không có kinh nghiệm xây dựng. Bạn nên tìm những đội thợ xây dựng chuyên nghiệp trong việc sửa chữa nhà cửa sẽ giúp bạn khắc phục được bạn vết nứt sâu như thế này.
5.4 Cách xử lý vết nết xuất hiện ở mép cửa sổ hoặc mép tường nhà
- Nếu gặp trường hợp vết nứt xuất hiện ở mép tường nhà, gia chủ nên thuê thợ đục lấy đà lanh tô ra thay vào đó là một cây đà khác dài hơn. Chỉ có như vậy mới đảm bảo lâu dài. Cũng có nhiều trường hợp, gia chủ chỉ trám vữa vào vết nứt. Tuy nhiên, đây là cách chữa cháy tạm thời, một thời gian sau sẽ xuất hiện lại những vết nứt đó.
- Trường hợp nếu thấy nhiều vết nứt xuất hiện ở giữa tường, nền nhà hơi có dấu hiệu nghiêng thì đó là do nền nhà quá yếu. Trường hợp này nếu sửa chữa sẽ tốn kém rất nhiều tiền và thời gian, thậm chí phải phá dỡ để xây lại.
Lưu ý: Trên đây chỉ là một vài hiện tượng tường nhà bị nứt thông thường, dễ gặp phải trong xây dựng dân dụng. Trong nhiều trường hợp, khi các vết nứt tường quá lớn, thậm chí dẫn đến các hiện tượng tường nhà bị nghiêng, lún sụt,… có thể phải phá dỡ tường, hoặc toàn bộ công trình để đảm bảo tính an toàn cho toàn bộ công trình nhà ở.
Cảm ơn bạn đọc và khách hàng đã theo dõi bài viết!
viphouse.vn