Lựa chọn kết cấu móng phù hợp cho nhà ở

Lựa chọn kết cấu móng phù hợp cho nhà ở, 4 rm_ratings 4 rm_ratings
4.75/5 - Có 4 đánh giá
Ngày đăng:
Ngày cập nhật:
Lượt xem:1122
Lựa chọn kết cấu móng như thế nào cho hợp lý, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của kts Vip House dưới đây, để lựa chọn cho mình một kết cấu móng phù hợp nhất với khu đất của mình.

Kết cấu móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng, đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực các tầng, khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình.

Khi xây dựng một ngôi nhà để ở, có rất nhiều mối lo ngại khiến cho chủ đầu tư cần phải quan tâm. Từ lúc bắt đầu có ý tưởng cho đến các bước thực hiện, chỉ cần một chút sai sót bạn sẽ phải chịu những hệ lụy tương đối lớn. Ai cũng biết, xây nhà thì móng luôn là một gia đoạn cực kì quan trọng, giá trị của nó có thể phản ánh được tình trạng nhà ở của bạn trong tương lai, bởi vậy đã là chủ đầu tư, muốn xây dựng một ngôi nhà kiên cố, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến kết cấu móng của ngôi nhà mình.

>> Các bài viết về chủ đề làm móng nhà của Vip House

  1. Làm móng xây nhà trên nền đất yếu

  2. Xây nhà trên nền đất yếu

  3. Các loại móng và ưu nhược điểm

  4. Lựa chọn kết cấu mong phù hợp cho nhà ở

  5. Cơ sở để tính chiều sâu chôn móng

  6. Cách tính chiều sâu móng

Một phương án móng hợp lý sẽ phải thỏa mãn được các yếu tố về kỹ thuật cũng như kinh tế. Nếu chọn sai kết cấu móng bạn có thể gây ra tình trạng lãng phí rất lớn, thậm chí là ảnh hưởng không nhỏ đến độ an toàn của ngôi nhà trong tương lai. Vậy lựa chọn kết cấu móng như thế nào cho hợp lý, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của kts Vip House dưới đây, để lựa chọn cho mình một kết cấu móng phù hợp nhất với khu đất của mình.

Móng nhà là gì?

Móng là bộ phận kết cấu nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của ngội nhà. Móng bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm nên được sử dụng cho nhiều loại công trình lớn bé, xây dựng trên nền đất bình thường, nền đất yếu. Trong xây dựng nhà ở thường sử dụng những loại móng: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc, tùy thuộc từng loại địa hình nền đất, chiều cao số tầng mà áp dụng. Vì vậy trước khi lựa chọn cho mình một kết cấu mong hợp lý chủ đầu tư cần xác định được nền đất của mình như thế nào, khi đó mới chọn đến kết cấu móng phù hợp, nhằm mang lại sự an toàn cho ngôi nhà của mình.

Lựa chọn kết cấu mong phù hợp cho nhà ở

Các loại móng trong thi công xây dựng

Móng đơn

Móng đơn thường để đỡ cột trong điều kiện đất tốt, công trình thấp tầng xây trên địa hình bằng phẳng, không bằng phẳng

Móng đơn ( móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột) Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…trong xây dựng nhà các loại nằm dưới cột (trụ). Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất.

Lựa chọn kết cấu mong phù hợp cho nhà ở

Móng băng

Móng băng để đỡ tường hoặc cột. Khi đất nền yếu có thể dùng móng băng giao nhau

Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn. Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Lựa chọn kết cấu mong phù hợp cho nhà ở

Móng bè

Móng bè được áp dụng cho những công trình có nền đất không đồng nhất.

Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình

Móng cọc sử dụng hợp lý đối với các công trình chịu tải trọng lớn mà lớp đất tốt nằm dưới sâu, giảm được biến dạng lún và lún không đều. Khi dùng móng cọc làm tăng tính ổn định cho các công trình có chiều cao lớn, tải trọng ngang lớn như các nhà cao tầng, nhà tháp,… Móng cọc với nhiều phương pháp thi công đa dạng như: cọc đóng, cọc ép, cọc khoan nhồi,…. nên có thể sử dụng làm móng cho các công trình có điều kiện địa chất, địa hình phức tạp mà các loại móng nông không đáp ứng được như vùng có nền đất yếu.

Lựa chọn kết cấu mong phù hợp cho nhà ở

Quy trình làm móng nhà

Sau khi khảo sát địa chất khu đất nơi công trình xây dựng và lựa chọn móng nhà phù hợp. Quy trình làm móng nhà gồm các bước cơ bản sau:

- Hạ thổ đào hố móng

- Dầm đất và làm phẳng mặt hố móng

- Kiểm tra đất và xác định cao độ lót móng để phù hợp với công trình

- Đổ bê tông và cắt đầu cọc lót móng

- Ghép cốp pha móng

- Đổ bê tông móng

- Tháo cốp pha sau khi lớp bê tông khô

- Bảo dưỡng lớp bê tông

Trong quá trình làm móng nhà, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo quy trình làm móng nhà được tốt nhất đó là:

Khảo sát địa chất kỹ lưỡng:

Việc khảo sát địa chất là một khâu rất quan trọng trong xây nhà. Quá trình khảo sát địa chất có tác động rất lớn đến việc xây móng nhà. Khảo sát địa chất giúp lựa chọn loại đất phù hợp để xây dựng và thi công móng nhà.

Khảo sát địa chất kỹ lưỡng có thể tìm ra phương án thi công móng phù hợp và hiệu quả nhất, tiết kiệm được chi phí, giúp quá trình xây nhà tránh được những vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai như sụt lún công trình.

Để công trình xây dựng tồn tại bền vững, loại đất thích hợp để làm móng phải có được sự kiên cố, khô ráo và khả năng thấm cao, tránh xảy ra tình trạng nghiêng lún. Ngoài ra, ngôi nhà cần tránh xây dựng ở khu đất có mực nước quá cao dễ dẫn đến tình trạng nghiêng lún, công trình ẩm thấp, và có thể bị ô nhiễm nguồn nước.

Lựa chọn loại móng phù hợp:

Việc lựa chọn loại móng nhà phù hợp quyết định rất lớn đến chất lượng công trình xây dựng. Để lựa chọn được loại móng tốt nhất và tối ưu nhất cho ngôi nhà, gia chủ cần tìm hiểu về một số loại móng nhà cơ bản và cùng bàn bạc với đơn vị thiết kế cũng như nhà thầu thi công để chọn được phương án thích hợp nhất.

Chọn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng:

Việc lựa chọn nguyên vật liệu để thi công làm móng nhà cũng là vấn đề vô cùng quan trọng quyết định chất lượng của kết cấu móng nhà. Để đảm bảo chất lượng cho móng nhà và toàn bộ công trình, bạn nên chọn nguyên vật liệu có chất lượng tốt. Đồng thời cần tránh trường hợp bị chủ thầu cắt xén khối lượng hoặc thay đổi từ loại 1 sang loại 2 ảnh hưởng đến toàn bộ công trình xây dựng.

Giám sát quá trình thi công chặt chẽ:

Giám sát quá trình thi công móng là khâu vô cùng quan trọng trong toàn bộ quy trình làm móng nhà. Nếu bạn không có kinh nghiệm và chuyên môn, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của những người có chuyên môn để hỗ trợ bạn giám sát để đảm bảo tiến độ, công việc và tiết kiệm thời gian.

Kết cấu móng nhà 1 tầng

Các loại móng nhà 1 tầng

Về kỹ thuật, móng nhà 1 tầng thường được chia thành 2 loại chính là móng nông và móng sâu.

- Móng nông là móng có đáy móng cách nền tầng trệt < 3m. Móng nông thường bao gồm: móng đá hộc, móng đơn, móng băng và móng bè.

Móng nông thường có dạng kết cấu đơn giản, móng nông truyền tải trọng từ nhà qua hệ cột, dầ, tường , đà kiềng xuống trực tiếp nền đất bên dưới đáy móng.

- Móng sâu là loại móng được sử dụng cho công trình xây dựng trên nền đất yếu. Móng sâu thường được thiết kế nằm trên lớp cọc hoặc cừ tràm. Móng sâu truyền tải trọng từ nhà thông qua hệ cột, dầm, tường, đà kiềng truyền xuống hoặc cừ rồi phân tán lực ra nền đất dọc theo thân cọc, cừ hoặc đáy cọc, cừ.

Móng nhà 1 tầng trên nền đất yếu

Với khu vực có nền đất yếu như ao hồ san lấp, vùng ven sông,…nên sử dụng móng đơn hoặc móng băng trên nền đất tự nhiên nếu lớp đất yếu dưới 2,5m; sử dụng móng đơn hoặc móng băng trên vừ tràm với trường hợp lớp đất, bùn yếu lớn hơn 2,5m.

- Trường hợp lớp bùn yếu dưới 2,5m: nên nạo vét bùn yếu bên dưới sau đó rải lớp đá 4x6 để làm lớp đệm. Sau đó tiến hành lắp đặt cốt thép, làm móng bình thường.

- Trường hợp lớp bùn yếu trên 2,5m: nên gia cố nền móng bằng cừ tràm, mật độ cừ tràm là 25 cây/m2. Phía trên lớp cừ tràm đổ lớp bê tông đá 4x6, sau đó lắp đặt cốt thép và tiến hành đổ móng đơn bình thường.

Với nhà cấp 4 thông thường kích thước móng đơn dao động từ 1,2m x 1,2m đến 0,8m x 0,8m. Kích thước móng phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nhịp mà kỹ sư kết cấu đã tính toán.

Với những phân tích về từng tính chất của những loại móng mà kts Vip House giới thiệu trên đây, chắc chắn sẽ mang lại một số lưu ý cần thiết giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho gia đình mình một loại móng có kết cấu tốt nhất. Và hơn bao giờ hết, đến với Vip House bạn sẽ có được công trình nhà ở không chỉ đẹp mắt, độc đáo, mà còn có được một công trình nhà ở vô cùng bền vững.

Phòng thi cong (viphouse.vn)

>> Mọi chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIPHOUSE

Văn phòng giao dịch:

Tại Hà Nội: Phòng 1205 toà nhà 18t Cienco1 đường Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 06 - 08, đường Phan Huy Thực, phường Tân Kiểng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh.

Tel : 02466 811 977 - Hotline:0916 556 477  

 Email: viphousejsc@gmail.com.

TẠI SAO CHỌN VIPHOUSE
“VIPHOUSE tin tưởng & nỗ lực mỗi ngày để đem đến cho quý khách hàng những mẫu thiết kế nhà, biệt thự, khách sạn đẹp và hoàn hảo nhất.”

TẬN TỤY

Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của gia chủ khi xây dựng, những kiến trúc sư của chúng tôi luôn tận tụy với khách hàng trong từng nét vẽ.

CHÍNH XÁC

Sự chính xác trong từng chi tiết,từng nét vẽ luôn luôn là yêu cầu bắt buộc trong tiềm thức những người kts của chúng tôi.

SÁNG TẠO - ĐỘC ĐÁO

Thiết kế nhà không chỉ đơn giản là đẹp mà với những kiến trúc sư của VIPHOUSE thiết kế để có sự sáng đạo và độc đáo luôn là mục tiêu đầu .

CÔNG NGHỆ

Áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc thiết kế và xây dựng giúp khách hàng có thể theo dõi tiến trình làm việc trực tuyến mọi lúc mọi nơi.

Liên hệ