Một ngôi nhà có cấu trúc cơ bản bao gồm 3 phần: Phần móng, phần khung và phần mái. Quy trình thi công 3 phần này diễn ra tuần tự theo một thứ tự nhất định. Bắt đầu từ phần móng, phần khung và kế tiếp là phần mái. Mái nhà là thành phần quan trọng của ngôi nhà, là nơi che mưa nắng và thẩm mỹ của ngôi nhà. Ngoài ra đây là nơi có vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như lộc tài của cả gia đình.Dưới đây là những kinh nghiệm đổ máinhà chất lượng và hợp phong thủy mà Vip House thấy rằng nó thực sự quan trọng và cần thiết dành cho gia đình bạn nếu như đang chuẩn bị xây dựng nhà ở; giúp bạn thi công được ngôi nhà một cách hoàn thiện nhất.
Kinh nghiệm thi công đổ mái nhà
Quá trình đổ mái cần được thực hiện theo đúng các quy trình kĩ thuật, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thi công, hoàn thành và bảo dưỡng. Dưới đây là những kinh nghiệm đổ mái bạn cần biết:
Kiểm tra cốp pha sàn mái
- Cốp pha chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đo đạc xác định vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín thít chống mất nước khi đổ bê tông.
- Kiểm tra độ vọng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau
- Cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí: chủng loại, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép.
Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn mái
- Chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông
- Tính toán thời gian đổ bê tông
- Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông
- Đảm bảo về mặt an toàn khi đổ bê tông trên độ cao mái
- Dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép
Hình ảnh: Kinh nghiệm đổ mái nhà chất lượng
Quy trình đổ bê tông mái
- Nếu đổ bê tông mái vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 30 độ, bê tông phải được đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết.
- Sau khi đổ bê tông mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi trời nắng tốt, thời điểm đầm lại là khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời râm mát có thể đến 4 giờ.
- Khi nước nổi lên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho phẳng. Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt khó thấm nước. Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng, nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng.
Những yêu cầu về chống thấm
Sàn mái là vị trí chịu tác động trực tiếp từ môi trường thiên nhiên như ánh sáng, gió, bão, mưa,..Chính vì thế nên đây là vị trí dễ dàng bị nứt do sốc nhiệt, mưa nắng,... các ảnh hưởng của thời tiết... và gây thấm cho ngôi nhà. Vì thế, công việc chống thấm cho mái nhà thực sự quan trọng và cần thiết. Bạn nên thực hiện chống thấm mái nhà đồng thời hoặc ngay sau khi đổ mái, điều này sẽ giúp hạn chế tối đa thời gian, công sức và tiền bạc, tránh những hiện tượng bị nứt vỡ mái nhà rồi mới xử lý.
Kinh nghiệm xem ngày đổ mái nhà
Từ quan niệm xa xưa, việc chọn ngày tối đổ mái nhà là quan trọng; với mong muốn mọi chuyện được “xuôi chèo mát mái”. Điều này quyết định đến đến sự bền vững ngôi nhà cũng như sức khỏe của cả gia đình. Kinh nghiệm xem ngày đổ mái nhà tóm tắt như sau:
Xem ngày hoàng đạo
Gia chủ cần phải xem và chọn ngày hoàng đạo tốt để có thể tiến hành đổ mái nhà. Kết hợp chọn cùng với ngày có sao tốt chủ về xây dựng và các sao giải thần, thiên giải. Nhằm giúp cho công trình được hanh thông suôn sẻ đại minh cát nhật. Bên cạnh đó gia chủ cần tránh chọn các ngày hắc đạo, xấu để đổ trần cất nóc. Nếu không muốn mọi chuyện bất lợi không thành công.
Xem ngày cất nóc nhà hợp tuổi gia chủ
Sau khi đã xem các ngày hoàng đạo. Thì cần phải chọn ngày tốt tương hợp theo tuổi của gia chủ nam trong gia đình. Để có thể tiến hành đổ mái nhà nhằm giúp mọi chuyện được may mắn thuận lợi, sự nghiệp, lộc tài phát triển về sau. Không phải ngày hoàng đạo tốt nào cũng có thể tiến hành đổ trần cất nóc được. Mà cần phải chọn ngày hợp theo tuổi của gia chủ nữa. Bên cạnh đó cần tránh chọn các ngày xung khắc với mệnh và tuổi của gia chủ.
Xem giờ tốt đổ trần nhà
Khi đã chọn được ngày hoàng đạo tốt hợp theo tuổi của gia chủ. Thì việc quan trọng tiếp theo là coi giờ tốt xấu trong ngày đó. Nhằm có thể chọn ra được giờ hoàng đạo tốt; giúp cho công việc được thuận lợi.
Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà
Bên cạnh việc xem ngày đổ mái nhà, khi làm lễ cúng cất nóc gia chủ cần chú ý đến lễ vật cúng gác đòn dông gồm những gì. Theo chia sẻ của các chuyên gia, mâm lễ cúng cất nóc nhà, gác đòn dông cần chuẩn bị:
- Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
- Một bộ đinh vàng hoa; Năm lễ vàng tiền.
- Một con gà, một đĩa xôi/ bánh chưng, mỗi đĩa muối
- Nửa lít rượu trắng; Bao thuốc, lạng chè.
- Một bát gạo; Một bát nước
- Năm cái oản đỏ; Năm lá trầu, năm quả cau.
- Năm quả tròn; Chín bông hoa hồng đỏ.
Khi mua lễ vật, đồ cúng cất nóc nhà bạn không cần thiết phải mua quá nhiều, quá cầu kỳ nhưng cần chú ý lựa chọn lễ vật thật cẩn thận, ví dụ như lá trầu, quả cau phải đều nhau, không héo úa, hoa quả không bị dập thối…
Hình ảnh: Kinh nghiệm đổ mái nhà hợp phong thủy
Văn khấn đổ mái nhà
Dưới đây là bài khấn đổ mái nhà cúng cất nóc nhà mẫu đầy đủ và chuẩn nhất mà các gia chủ có thể tham khảo và sử dụng:
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy quan Đương niên.
– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………
Ngụ tại: ………………………………………
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Định phúc Táo quân.
Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Kinh nghiệm xử lý khi đổ mái nhà gặp trời mưa
Trước khi chuẩn bị các vật dụng cần thiết trong quá trình đổ mái gặp mưa giông, gia chủ nên xem dự báo thời tiết để chắc chắn rằng, trong và sau thời gian bạn đổ mái sẽ không bị mưa quá lớn. Điều này sẽ giúp gia đình hạn chế được rủi ro trong khi đổ mái. Nếu đổ mái vào mùa mưa, những cơn mưa thường bất chợt kéo đến thì bạn có thể thực hiện những công tác chuẩn bị khác để có thể vẫn thi công đúng theo lịch.
Chuẩn bị vật dụng cần thiết trước khi đổ mái gặp trời mưa
Nếu có dự báo trời sẽ mưa trong quá trình đổ mái nhà, bạn nên chuẩn bị trước một số vật dụng cần thiết để che mưa cho công trình nhà mình.
+ Rà soát, kiểm tra lại hệ thống thu, thoát nước để bảo đảm rằng nếu mưa lớn sẽ thoát nước nhanh mà không bị ứa đọng lại công trình, đặc biệt là phần bê tông( nếu đổ bê tông hố móng) .
+ Chuẩn bị khoảng 1- 2 tấm bạt lớn, dày có thể che chắn mưa nếu như lượng mưa và thời gian mưa lớn
Lưu ý, khi đổ mái nhà mà gặp phải mưa giông quá lớn thì tuyệt đối không nên thi công tiếp.
Hình ảnh: Kinh nghiệm đổ mái nhà khi gặp trời mưa
Cách xử lý nếu đang đổ mái mà gặp trời mưa
+ Đánh giá lượng mưa, từ đó đánh giá được mức độ mưa làm ảnh hưởng đến vật liệu đổ mái, đưa ra quyết định nên hay không tiếp tục đổ mái nữa hay không. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
1: Lượng mưa nhỏ: Có thể tiếp tục thi công
2: Nếu lượng mưa lớn và thời gian mưa lâu khoảng trên 1, 2 tiếng đồng hồ rồi tạnh thì nên che bạt, sau đó tạnh mưa thì có thể thi công tiếp. Kiểm tra công tác an toàn khi thi công trong điều kiện mưa như chập điện, đường vận chuyển vật liệu đổ mái và bảo vệ phần vật liệu đã đổ bằng cách che chắn bạt chống nước mưa.
Lưu ý, Khi đang thi công mà gặp trời mưa, sau đó tạnh thì không nên thi công tiếp luôn mà phải đợi cho cường độ bê tông đạt đên 25 daN/cm2
Xử lý khi mới đổ mái xong gặp trời mưa – Xử lý mạch ngừng
- Vệ sinh sạch và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới
- Đánh sờm bề mặt, đục hết những phần bê tông không đạt chất lượng, rồi tưới nước xi măng.
- Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch dừng
- Đặt sẵn lưỡi thép tại vị trí mặt dừng khi thi công lớp bê tông trước
Trên đây là những chia sẻ của Vip House về Kinh nghiệm đổ mái nhà chất lượng hợp phong thủy. Hy vọng đây sẽ là những tham khảo hữu ích cho quý vị trong quá trình thi công xây dựng nhà ở!
viphouse.vn