Khi tiến hành xây dựng một không gian sống, người chủ đầu tư không những cần phải quan tâm tới đường nét kiến trúc, sao cho ngôi nhà của mình có được diện mạo phải thật hoàn hảo. Song bên cạnh đó, vấn đề an toàn của toàn bộ khối nhà cũng là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc xây nhà trên nền đất yếu cách khắc phục và xử lý chống lún nứt là một phần vô cùng quan trọng.
Nhiều chủ đầu tư lo lắng, ngôi nhà của mình được xây dựng trên nền đất yếu, lý do bởi nó nằm ở những khu vực ngoại thành, đa số đều được san lấp quy hoạch từ những hệ thống ruộng nương hay ao hồ… do đó công việc chống lún nứt nếu không được làm ngay từ đầu sẽ gây đến những hậu quả khó lường. Vậy chủ đầu tư sẽ phải làm gì khi ngôi nhà của mình được xây dựng trên một nền đất yếu như thế, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của kts Vip House dưới đây, bạn sẽ có được một số kinh nghiệm cơ bản để áp dụng vào khổ đất của mình.
Thế nào là nền đất yếu?
Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và bị biến dạng . Thông thường, đất yếu được hiểu là loại đất mà bản thân nó không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên như các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập...,không đủ độ bền và bị biến dạng.
Trong ngành xây dựng, khái niệm đất yếu được định nghĩa như sau:
Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém (nhỏ hơn 0,5 - 1,0 kg/cm2), dễ bị phá hoại, biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể.
Những đặc điểm của nền đất yếu
- Đa phần nền đất yếu là đất sét có lẫn nhiều hữu cơ, sức chịu tải bé (0,5 – 1kg/cm2).
- Đất có tính nén lún lớn (a>0,1 cm2/kg).
- Hệ số rỗng e lớn (e > 1,0).
- Độ sệt lớn (B>1).
- Mô đun biến dạng bé (E<50kg>
- Khả năng chống cắt (C) bé, khả năng thấm nước bé.
- Hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa nước G>0,8, dung trọng bé.
Một vài loại đất có nền yếu
- Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp.
- Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực.
- Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy hay gần bờ sông.
- Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy.
Cách chọn móng xây nhà trên nền đất yếu
Để khắc phục tình trạng khi xây dựng nhà ở trên nền đất yếu, chủ đầu tư cần lựa chọn những loại móng sao cho phù hợp với thế đất của nhà mình. Điều đó đặc biệt vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng lứt nún do nền đất yếu gây ra cho ngôi nhà của bạn trong tương lai.
Móng nhà trên nền đất yếu: với vùng đất yếu như vùng ven sông, khu vực có nhiều ao hồ, khu vực có mực nước ngầm cao, khu vực ao hồ cũ san lấp…nên sử dụng móng đơn hoặc băng trên nền đất tự nhiên nếu như lớp đất yếu <2.5m và sử dụng móng đơn và móng băng trên cừ tràm trong trường hợp lớp bùn, lớp đất yếu >2.5m.
Móng nhà trên nền đất yếuvới trường hợp lớp bùn yếu < 2.5m
Trong trường hợp này, nên nạo vét lớp bùn yếu bên dưới sau đó rải lớp đá 4x6 để làm lớp đệm hoặc đá hộc. Và tiến hành lắp đặt cốt thép, làm móng đơn bình thường. Cao độ đà kiềng sẽ theo thiết kế. Hầm phân lúc này nên xử lý như móng.
Móng nhà trên nền đất yếuvới trường hợp lớp bùn yếu > 2.5m
Trong trường hợp này, nên gia cố nền bên dưới bằng cừ tràm, mật độ cừ tràm là 25cây/m2. Phía trên lớp cừ tràm là lớp Bêtông đá 4x6, sau đó lắp đặt thép và tiến hành đổ móng đơn bình thường. Với nhà cấp 4 thông thường kích thước móng đơn dao động từ : 1.2mx1.2m đến 0.8mx0.8m. Kích thước móng phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nhịp mà kỹ sư thiết kế kết cấu sẽ tính toán để tiết kiệm nhất.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm tư vấn chuyên gia: Muốn xây nhà cần chuẩn bị những gì?
Giải pháp xây nhà trên nền đất yếu
Việc xây dựng nhà trên nền đất yếu không thể thực hiện được theo cách xây dựng nhà trên đất nền vững chắc được. Bởi nó thường xảy ra tình trạng nứt tường, lún sụt, thậm chí là bị nghiêng nhà.
Chính vì vậy, để có thể xây nhà trên nền đất yếu, gia chủ cần phải có giải pháp về thiết kế và thi công hợp lý. Theo đó, những nguyên tắc sau đây cần được đảm bảo áp dụng:
Tiến hành khảo sát địa chất
Mỗi một mảnh đất sẽ có kết cấu khác sau. Do đó, trước khi xây dựng nhà, gia chủ cần bàn bạc và giao cho đơn vị thi công. Đơn vị thiết kế và thi công bắt buộc phải tiến hành trực tiếp việc khảo sát địa chất kĩ càng ngay tại nơi sẽ tiến hành xây dựng nhà. Mục đích của việc làm này là nhằm xác định được độ sâu nào, lớp đất nào sẽ phù hợp nhất cho việc làm móng.
Tính toán và lựa chọn các giải pháp phù hợp
Dựa vào kết quả khảo sát địa chất thực tế, đơn vị thiết kế và thi công cần phải tính toán và lựa chọn các giải pháp sao cho phù hợp với đặc thù của vị trí đất xây nhà.
Dựa vào kết quả khảo sát địa chất thực tế, có hai giải pháp xử lý phần móng yếu kém thường được sử dụng nhất đó là: thay đổi phần kết cấu của phần đất xây nhà và thay đổi phần móng. Đối với loại đất nền yếu, có hai giải pháp chính thường được sử dụng nhất đó là: thay đổi kết cấu của đất xây dựng và thay đổi phần móng.
Để thay đổi kết cấu của đất thì phải đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chính vì thế, Giải pháp thay đổi phần móng thường được nhiều được nhiều gia đình lựa chọn vì nó đảm bảo phần móng của ngôi nhà bạn sẽ luôn vững chắc.
Một số loại móng thường áp dụng như móng đơn, móng bê tông cột sắt, cọc khoan nhồi,….
Những chú ý khi xây nhà trên nền đất yếu
Đối với công trình có một tầng hầm và công trình chỉ có nửa tầng hầm
Khi thi công đào đất sử dụng biện pháp bảo vệ đơn giản, tạo mái dốc và làm thanh chống cục bộ, áp dụng giải pháp chống thấm bao bọc bên ngoài và bản thân kết cấu tự chống thấm cho tầng hầm, giải pháp này cũng đạt hiệu quả tốt. Nền nhà của công trình không xây trực tiếp trên nền đất yếu mà xây sàn rỗng bêtông cốt thép để tránh hiện tượng lún nền nhà xảy ra. Mặt khác, để tránh lún tại các công trình phụ nằm xung quanh công trình chính, các kỹ sư sử dụng biện pháp tạo khe lún để tách riêng công trình và xử lý tăng cường bảo vệ kịp thời. Về công trình đường, họ sử dụng biện pháp dự trù độ lún nền đường, ban đầu chỉ làm mặt đường tạm, sau khi nền đường lún ổn định mới làm mặt đường chính thức.
Quản lý chất lượng sản phẩm công trình
Công trình ở đây được duy trì theo hướng phát triển chất lượng sản phẩm cao nhất. Trong quá trình xây dựng, công ty xây dựng áp dụng rất nhiều biện pháp khống chế có hiệu quả, chẳng hạn như tập trung một địa điểm trộn bêtông và gia công cốt thép, còn các vật tư chính sẽ được tập trung do chủ đầu tư mua và cung cấp cho đơn vị thi công. Do những biện pháp quản lý nghiêm ngặt và chủ đầu tư trực tiếp cung ứng vật tư đến tận công trình với việc tổ chức giám sát của chủ đầu tư và tư vấn giám sát, từ đó tất cả các công trình đều thi công đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng thiết kế và điều đó đã chứng minh các công trình xây dựng nhà ở nói chung và nhà cao tầng trên nền đất yếu nói riêng đảm bảo được chất lượng.
Quản lý về chất lượng kỹ thuật thi công
Các công ty xây dựng đã áp dụng kỹ thuật chống sạt lở khi đào hố móng có độ sâu lớn và đào đất mềm với tốc độ nhanh, kỹ thuật dựng cốp pha kích cỡ lớn, bêtông có tính năng và cường độ cao, sử dụng phổ biến cốt thép cường độ cao, kỹ thuật nối cốt thép đường kính lớn, sử dụng cốp pha và dàn giáo kiểu mới, thi công dự ứng lực không kết dính... Ngoài ra, họ cũng đưa vào kỹ thuật mới xử lý nước thải oxy hóa... Ngoài ra, họ còn đưa vào máy ép cọc tự chuyển động có tải trọng lớn; kỹ thuật khung lưới cốt thép, cọc tròn bêtông dự ứng lực...
Quản lý về khâu nghiệm thu công trình
Trong quá trình thi công, chủ đầu tư mời kỹ sư của đơn vị giám sát tiến hành trực tiếp giám sát tại hiện trường, nghiệm thu công trình che khuất, nghiệm thu từng bộ phận, từng hạng mục và nghiệm thu sơ bộ hoàn công công trình. Sau khi nghiệm thu sơ bộ được thông qua, chủ đầu tư, đơn vị giám sát và nhà thầu cùng tiến hành nghiệm thu, sau khi đạt yêu cầu sẽ mời các ban ngành liên quan của Nhà nước tiến hành nghiệm thu hoàn công, toàn bộ công trình chỉ được bàn giao sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu.
Hy vọng rằng với những chia sẻ của kts Vip House về vấn đề xây nhà trên nền đất yếu như trên gia chủ có thể lựa chọn loại móng phù hợp nền đất của mình và xây lên những công trình nhà ở đẹp nhất.
Phòng thi công (viphouse.vn)