Nguyên nhân và cách phòng tránh sập nhà khi thi công

Nguyên nhân và cách phòng tránh sập nhà khi thi công, 2 rm_ratings 2 rm_ratings
4.25/5 - Có 2 đánh giá
Ngày đăng:
Ngày cập nhật:
Lượt xem:586
Để tránh những hậu quả tai hại xảy ra của sự cố sập nhà, cần phải nắm rõ những nguyên nhân và cách phòng tránh để đảm bảo an toàn khi thi công công trình. Cùng Vip House tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng tránh sập nhà khi thi công qua nội dung bài viết dưới đây để rút kinh nghiệm nhé!

Hiện nay, khi xây nhà, các chủ nhà biết nhiều về phần kiến trúc nhưng lại thiếu kinh nghiệm về giám sát thi công phần kết cấu công trình. Chính vì vậy, chủ nhà phải trả giá đắt khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng như sập nhà trong lúc đang thi công. Sập nhà trong quá trình thi công hoặc sau khi xây dựng là chuyện không hề hiếm gặp, thậm chí hiện tượng trên còn có xu hướng gia tăng ngày càng nhiều. Sập nhà gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về mặt vật chất, trong nhiều tình huống nguy hiểm chúng có thể dẫn đến cái chết của không ít người. Để tránh những hậu quả tai hại như vậy xảy ra, cần phải nắm rõ những nguyên nhân và cách phòng tránh để đảm bảo an toàn khi thi công công trình. Cùng Vip House tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng tránh sập nhà khi thi công qua nội dung bài viết dưới đây để rút kinh nghiệm nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sập nhà

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến thường gặp phải trong quá trình thi công xây dựng nhà ở dẫn đến tình trạng sập nhà xảy ra. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé:

Giai đoạn khảo sát xây dựng không được chú trọng

Khảo sát xây dựng là bước đầu tiên cần thực hiện khi thi công các công trình dù lớn hay nhỏ. Thế nhưng nhiều người lại lơ là công việc tưởng chừng đơn giản lại hết sức quan trọng này. Điều này khiến không ít ngôi nhà đang thi công dẫn đến tình trạng sập ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản vật chất và con người.

Cụ thể và điển hình nhất là chủ thi công không khảo sát kỹ càng địa chất. Thậm chí đánh giá sai thành phần địa chất. Thế nên trong quá trình xây dựng thiết kế móng không hợp lý, tương thích với kết cấu địa chất dẫn đến hiện tượng sập do sụp lún.

Thi công không có bản vẽ thiết kế

Một số chủ nhà sẽ tự ý thi công theo sở thích mà không hề có sự hỗ trợ của kiến trúc sư, kỹ sư giám sát. Như vậy sẽ gây nguy hiểm cho quá trình thi công nhất là những nhà từ 2 tầng trở lên. Đội thợ có thể có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng nhưng những biến đổi về khí hậu, địa chất cũng như sự linh hoạt trong các không gian kiến trúc cần phải có sự can thiệp chuyên môn cao.

Thiết kế sai hoặc thi công không đúng bản vẽ.

Sập nhà cũng có thể do tính toán kết cấu không đúng, chỉ định vật liệu sai. Kiến trúc sư phải đưa ra các phải pháp hợp lý với khí hậu vùng ven biển, khu vực hay có gió bão, phòng có độ ẩm lớn, không gian sử dụng, đi lại nhiều…Bản vẽ chuẩn nhưng thiếu sự giám sát cũng dẫn tới hậu quả như: thép cấu tạo, thép chịu lực không đúng số lượng, kích thước… làm yếu kết cấu công trình.

Hình ảnh: Ngôi nhà 2 tầng đổ sập khi đến giai đoạn sắp hoàn thiện
Hình ảnh: Ngôi nhà 2 tầng đổ sập khi đến giai đoạn sắp hoàn thiện

Biện pháp thi công không đúng

Biện pháp thi công không đúng, quy trình xây dựng không an toàn vừa gây hại cho công nhân vừa khiến nhà hư hỏng. Trước đây, từng có công trình bị sập do chân chống của các giàn giáo được đặt trên nền cát. Khi đổ bê tông xong, một cơn mưa lớn đến làm cát trôi đi, giàn giáo cốp pha bị hỏng chân, toàn bộ sàn vừa mới làm đã sập xuống.

Rút ruột và thay đổi vật tư

Rút ruột vật tư dễ xảy ra khi không có sự giám sát chặt chẽ hoặc thông đồng giữa kỹ sư trông công trình và thi công. Hiện nay, không ít đơn vị thi công muốn tiết kiệm cho chủ nhà, hoặc bớt xén bỏ túi nên đã tự ý cắt giảm nguyên vật liệu. Điển hình như giảm cốt thép khi đổ cột, trụ, mái. Cùng với đó là giảm lượng xi măng tăng sỏi và cát,…

Khi thiết kế, có một số chủ nhà đề nghị sử dụng vật liệu hoàn thiện tương đối nhẹ như lát sàn gỗ, vách ngăn di động… Tuy nhiên, khi làm nhà, chủ đầu tư thay đổi sang lát đá granite, xây tường dày để chống nóng cách âm… mà quên kiểm tra tải trọng thiết kế ban đầu có bảo đảm hay không.

Cải tạo nâng tầng không có thẩm định kết cấu cũ

Nếu có thay đổi công năng sử dụng, chủ nhà nên tham khảo ý kiến của các nhà thiết kế, kiến trúc sư kỹ su có trình độ chuyên môn để xem việc sửa chữa đó có phù hợp với kết cấu hiện tại hay không. Chủ nhà cần thận trọng trong vấn đề kết cấu móng khi từ một ngôi nhà chỉ có 2 tầng mà muốn cải tạo cơi nới thành nhà 3 tầng, 4 tầng,...

Nguyên nhân khách quan trong quá trình thi công

Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan, thì yếu tố khách quan như thời tiết cũng được xem là lý do gây nên tình trạng sập nhà ngay trong quá trình thi công.

Dễ thấy rằng, những ngôi nhà xây vào mùa mưa không những bị chậm tiến độ hoàn thành mà còn có thể xảy ra tình trạng bị sập. Trong quá trình thi công mưa nhiều, tường bị nước mưa làm ướt vữa bê tông không khô có thể dẫn đến tình trạng đổ tường, sập nhà. Hoặc những cơn bão kèm theo gió hoàn toàn có khả năng làm sập nhà đang trong giai đoạn thi công.

Hình ảnh: Công trình đang thi công bỗng nhiên đổ sập dẫn đến nhiều tai hại
Hình ảnh: Công trình đang thi công bỗng nhiên đổ sập dẫn đến nhiều tai hại

2. Cách phòng tránh sập nhà khi thi công

  • Thuê kỹ sư xây dựng thiết kế kết cấu bê tông cốt thép theo đúng mục đích xây dựng của gia đình và tuân thủ theo đúng thiết kế.
  • Bạn cũng có thể chọn nhà thầu thi công phần kết cấu riêng, phần hoàn thiện riêng dựa vào điểm mạnh của từng nhà thầu.
  • Không tự ý thay đổi quy mô công trình hay phần kết cấu như nâng thêm tầng, thay đổi kết cấu bê tông cốt thép khi chưa được sự đồng ý của kỹ sư xây dựng.
  • Bạn nên hỏi bạn bè có kinh nghiệm trong thiết kế và xây dựng tư vấn lựa chọn nhà thầu (Tuy nhiên, người có chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn nhờ cậy phải biết đánh giá chất lượng thi công phần kết cấu và kiến trúc của từng ngôi nhà ở các công trình trước)
  • Không dùng cây chống bằng gỗ như các nhà thầu đang dùng hiện nay, vì kích thước cây chống nhỏ, hay cong vênh nên dễ chịu ảnh hưởng của thời tiết (khiến sàn hay bị sập, võng). Nên sự dụng cây chống sắt thay cho cây chống bằng gỗ.
  • Khi thi công phải thường xuyên tiến hành song song việc theo dõi kích thước hình học và biến dạng của công trình đang xây dựng cùng với theo dõi độ biến dạng của công trình liền kề để có giải pháp ngăn chặn kịp thời sự cố đáng tiếc có khả năng xảy ra.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sập nhà khi đang thi công mà gia chủ cũng như nhà thầu thi công cần nắm rõ. Những cách phòng tránh sập nhà khi thi công cũng được chúng tôi chia sẻ để giúp bạn đọc có thể rút kinh nghiệm tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc không mong muốn. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và khách hàng.

viphouse.vn

>> Mọi chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIPHOUSE

Văn phòng giao dịch:

Tại Hà Nội: Phòng 1205 toà nhà 18t Cienco1 đường Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 06 - 08, đường Phan Huy Thực, phường Tân Kiểng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh.

Tel : 02466 811 977 - Hotline:0916 556 477  

 Email: viphousejsc@gmail.com.

TẠI SAO CHỌN VIPHOUSE
“VIPHOUSE tin tưởng & nỗ lực mỗi ngày để đem đến cho quý khách hàng những mẫu thiết kế nhà, biệt thự, khách sạn đẹp và hoàn hảo nhất.”

TẬN TỤY

Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của gia chủ khi xây dựng, những kiến trúc sư của chúng tôi luôn tận tụy với khách hàng trong từng nét vẽ.

CHÍNH XÁC

Sự chính xác trong từng chi tiết,từng nét vẽ luôn luôn là yêu cầu bắt buộc trong tiềm thức những người kts của chúng tôi.

SÁNG TẠO - ĐỘC ĐÁO

Thiết kế nhà không chỉ đơn giản là đẹp mà với những kiến trúc sư của VIPHOUSE thiết kế để có sự sáng đạo và độc đáo luôn là mục tiêu đầu .

CÔNG NGHỆ

Áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc thiết kế và xây dựng giúp khách hàng có thể theo dõi tiến trình làm việc trực tuyến mọi lúc mọi nơi.

Liên hệ