Khắc phục ảnh hưởng của việc xây nhà lên nhà liền kề

Khắc phục ảnh hưởng của việc xây nhà lên nhà liền kề, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn
Ngày đăng:
Ngày cập nhật:
Lượt xem:529
Trong những năm gần đây tình trạng xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề đã xảy ra rất nhiều tại các khu vực đô thị và để lại nhiều hậu quả đau lòng, nhiều tranh cãi nhưng vấn đề này vẫn còn rất nan giải. Với mong muốn mang đến chủ đầu tư không chỉ các mẫu biệt thự, mẫu nhà phố đẹp mà còn là nh

Trong những năm gần đây tình trạng xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề đã xảy ra rất nhiều tại các khu vực đô thị và để lại nhiều hậu quả đau lòng, nhiều tranh cãi nhưng vấn đề này vẫn còn rất nan giải. Với mong muốn mang đến chủ đầu tư không chỉ các mẫu biệt thự, mẫu nhà phố đẹp mà còn là những thông tin tham khảo hữu ích hoặc các giải pháp xây dựng an toàn và chất lượng, chúng tôi luôn có những bài viết chia sẻ các vấn đề thi công mà cách khắc phục những ảnh hưởng của việc xây nhà lên nhà liền kề là một trong những điển hình. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc trả lời nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và có những biện pháp nào để xây dựng nhà liền kề an toàn, hiệu quả ? Vip House xin cung cấp một số thông tin hữu ích sau đây.

1. Xây dựng nhà ảnh hưởng lên nhà liền kề như thế nào?

Những ảnh hưởng của xây dựng nhà lên nhà liền kề được tóm tắt như sau:

- Hiện tượng nứt vách, nứt tường, thấm dột.

- Làm hở dầm móng

- Máy móc thiết bị làm ồn nghiêm trọng

- Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kềkhi ép cọc cho móng: Nếu công trình nhà bên cạnh xây dựng đã lâu năm, nền đất đã yếu sẵn, khi ta tiến hành ép cọc sâu xuống nền đất sẽ làm dâng khối đất lên lấn chiếm gây ra lực chèn ép lên các móng nhà liền kề. Có thể làm nhà bên cạnh bị sụt lún, nghiêng, nứt tường, đội nền…. Đặc biệt nguy hiểm càng lớn với những ngôi nhà sử dụng móng nông. Ngoài ra nó còn có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt và gây nguy hiểm do hệ thống đường ống cấp thoát nước bị vỡ, làm rò đường dây điện đi âm tường.

2. Tại sao khi xây nhà lại có ảnh hưởng đến nhà liền kề

- Về đặc điểm địa lý, các vùng đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng đều nằm trên vùng có địa chất yếu với tầng bùn sây sau lớp đất sét chịu lực có bề dày từ 3,5m đến 7m. Các ngôi nhà cũ 2, 3 tầng đều hầu hết nằm trên các móng nông và truyền tải trực tiếp vào lớp đất này.

Sau rất nhiều năm, hệ cân bằng giữa khả năng chịu tải của nền và công trình đã ổn định. Chỉ cần có một tác động nào đó như xây công trình mới hay thậm chí tháo dỡ công trình đang tồn tại sữ phá vỡ trạng thái cân bằng này và tất nhiên xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề vì động chạm đến nền đất cũng như hệ móng của công trình liền kề đó.

- Một nguyên nhân nữa là nền đất có thể bị chồi kên (khi tháo dỡ công trình) hoặc lún xuống khi công trình mới xuất hiện. Sự lún hoặc chồi của nền khiến công trình liền kề chịu ảnh hưởng. Những công trình liền kề bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như nứt, vỡ tường, dầm, sàn hay nghiêng đều xuất hiện trước khi sập đổ.

- Hầu hết các rắc rối nghiêm trọng khi xây nhà phát sinh từ nhà liền kề. Nếu ngay công đoạn làm móng đã gây ảnh hưởng đến nhà liền kề, bạn khó lòng tiếp tục các việc khác một cách thuận lợi, hơn nữa lại mất thêm chi phí đền bù không nhỏ. Do đó, làm móng là một công đoạn cần sự đầu tư.

Có hai loại móng: móng nông và móng cọc

- Móng nông là móng đặt trực tiếp lên nền đất, cọc tre, móng Top-base… có ưu điểm là thi công đơn giản, tốn ít chi phí và không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề. Nhưng nhược điểm là sức chịu tải kém, không xây được nhà nhiều tầng. Với nền đất yếu, nếu xây nhà trên 4 tầng trở lên thì không thể dùng móng nông.

- Xu hướng nhà phố, nhà ống cao tầng hiện nay là dùng móng cọc. Phổ biến nhất là móng cọc ép. Ưu điểm của móng cọc là chịu được tải trọng lớn, do đó có thể xây được nhà nhiều tầng. Nhưng nhược điểm là dễ khiến nhà liền kề bị nứt, lún, bong nền, đội nền, hoặc chuyển dịch đặc biệt là khi xây nhà trên nền đất cứng hay đất sét.

Do thể tích khối bê tông chèn xuống sẽ làm dâng khối đất nền lên, chèn ép vào nhà liền kề tạo ra lực tác động mạnh. Nếu nhà liền kề dùng móng nông thì nguy cơ ảnh hưởng càng lớn. Thông thường, trước khi ép cọc, người ta sẽ xử lý bằng cách khoan dẫn để rút một lượng lớn đất lên nhằm giảm thể tích khối đất bị chèn ép; hoặc ép cừ xung quanh khu đất để khối đất không bị tràn sang nhà liền kề. Tuy nhiên, theo thực tế và kinh nghiệm cho thấy, biện pháp này chỉ xử lý được 80% sự cố, đối với những trường hợp gặp đất sét thì gần như không xử lý được.

3. Biện pháp khắc phục khi xây dựng nhà không ảnh hưởng nhà liền kề?

- Thứ nhất, Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy đinh và không được xân phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu công trình liền kề và xung quanh.

- Thứ hai, Khi có nguy cơ xảy ra sự cố bất thường nghiêm trọng khi xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề và xung quanh thì chủ đầu tư công trình phải dừng ngay lại việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề xung quang hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Về nguyên tắc, mốc giới gia đình bạn được phép xây dựng là mốc giới sát kề với mốc giới của nhà bên cạnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thực tế diện tích đất, cơ quan cấp phép sẽ nêu cụ thể khoảng cách mà gia đình bạn phải đảm bảo trong giấy phép xây dựng. Gia đình bạn căn cứ vào giấy phép xây dựng để thực hiện.

Khi gia đình bạn xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề thì phải ngay lập tức ngưng thi công để xử lý, khắc phục sự cố. Chỉ khi nào việc xử lý khắc phục sự cố xong và được phép của cơ quan chức năng thì gia đình bạn mới được tiếp tục thi công.

- Thứ ba, Khảo sát công trình liền kề, xung quanh trước khi khởi công đào móng.

Theo các quy định của pháp luật thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ hiện trạng các công trình lân cận, liền kề trước khi khởi công xây dựng.

Để lập được hồ sơ hiện trạng, trước khi thi công móng cho công trình, đơn vị thiết kế, tư vấn và nhà thầu thi cong bắt buộc phải khảo sát hiện trạng nhà lân cận. Tùy thuộc vào kết cấu xây dựng, khoảng cách công trình, địa chất đất tốt hay xấu….để đưa ra giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn. Vì vậy để không xảy ra sự cố, các cơ quan chuyên về xây dựng cần theo dõi thường xuyên các loại công trình xây dựng liền kề trong đô thị để có cảnh bảo kịp thời tránh việc xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề và nhà xung quanh.

- Thứ tư, cũng cần kêu gọi người dân theo dõi và khi đã nhận thấy những dấu hiệu không bình thường cần thông báo cho chính quyền hoặc các đơn vị có liên quan để kịp thời can thiệp.

- Thứ năm, Lựa chọn giải pháp móng: Để khắc phục tình trạng xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề, việc lựa chọn giải pháp móng chưa đủ mà cần có giải pháp thi công không ảnh hưởng tới công trình lân cận như cách hạ cọc (ép tĩnh cọc, ép cọc có khoan dẫn). Việc đào hố móng cũng cần giải pháp cừ để không bị sạt lở hay dịch chuyển của đất nền nhà liền kề.

+ Phương án đảm bảo nhất để không gây tác động vào nhà liền kề là dùng móng cọc khoan nhồi. Cọc khoan nhồi có sức chịu tải rất lớn. Việc thi công cọc khoan nhồi tạo ra độ chấn dung nhỏ, không đẩy các cọc chắn có xung quanh sang hai bên, không gây ra hiện tường trồi đất. Do đó không gây nứt lún nhà liền kề.

+ Ưu điểm áp đảo của cọc khoan nhồi so với cọc ép là có sức chịu tải cao hơn, có thể đặt vào các lớp đất rất cứng, thậm chí là lớp đá, địa tầng thay đổi phức tạp.

+ Cũng bởi thế, giá thành của cọc khoan nhồi cao gấp 1,4-1,7 lần cọc ép thông thường. Hơn nữa lại khó kiểm soát chất chất lượng. Việc thi công cọc khoan nhồi phải được thi công và giám sát bởi kỹ sư có trình độ chuyên môn cao. Sau đó còn cần đến biện pháp thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp siêu âm để xác định chất lượng của cọc.

+ Chính vì hai lý do trên (giá + khó kiểm soát) nên rất nhiều người ngại sử dụng cọc khoan nhồi cho công trình dân dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp nên dùng cọc khoan nhồi, bạn không nên tiết kiệm mà nên đầu tư để tránh sự cố xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề.

Một là, dù cọc khoan nhồi sẽ làm tăng chi phí lên 1,4-1,7 lần so với cọc ép, nhưng sẽ tránh cho bạn mất cả tỷ đồng đền bù nhà liền kề khi sự cố xảy ra.

Hai là, việc thuê một đợn vị giám sát có trình độ chuyên môn cao cần thiết cho toàn bộ quá trình thi công nhà để đảm bảo chất lượng cao nhất cho công trình chứ không riêng phần móng. Ngay cả với cọc ép, nếu bạn không có một kỹ sư giám sát chuyên nghiệp, chất lượng móng cũng không đảm bảo.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc thi công nhà liền kề an toàn và hợp lý nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn những người đang có ý định xây nhà có được biện pháp để xây dựng nhà liền kề an toàn, hiệu quả.

viphouse.vn

>> Mọi chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIPHOUSE

Văn phòng giao dịch:

Tại Hà Nội: Phòng 1205 toà nhà 18t Cienco1 đường Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 06 - 08, đường Phan Huy Thực, phường Tân Kiểng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh.

Tel : 02466 811 977 - Hotline:0916 556 477  

 Email: viphousejsc@gmail.com.

TẠI SAO CHỌN VIPHOUSE
“VIPHOUSE tin tưởng & nỗ lực mỗi ngày để đem đến cho quý khách hàng những mẫu thiết kế nhà, biệt thự, khách sạn đẹp và hoàn hảo nhất.”

TẬN TỤY

Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của gia chủ khi xây dựng, những kiến trúc sư của chúng tôi luôn tận tụy với khách hàng trong từng nét vẽ.

CHÍNH XÁC

Sự chính xác trong từng chi tiết,từng nét vẽ luôn luôn là yêu cầu bắt buộc trong tiềm thức những người kts của chúng tôi.

SÁNG TẠO - ĐỘC ĐÁO

Thiết kế nhà không chỉ đơn giản là đẹp mà với những kiến trúc sư của VIPHOUSE thiết kế để có sự sáng đạo và độc đáo luôn là mục tiêu đầu .

CÔNG NGHỆ

Áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc thiết kế và xây dựng giúp khách hàng có thể theo dõi tiến trình làm việc trực tuyến mọi lúc mọi nơi.

Liên hệ