Bậc tam cấp là một trong những bộ phận cấu tạo nhà ở, biệt thự,… được sử dụng trong các bộ phận cấu tạo chính của ngôi nhà. Không chỉ ở các công trình dân dụng, mà các công trình công cộng,... thì việc sử dụng bậc tam cấp cũng trở nên cần thiết và quan trọng trong mỗi công trình. Việc xây dựng bậc tam cấp đúng cách với kích thước bậc tam cấp hợp lý sẽ thuận tiện cho việc sinh hoạt , đi lại. Hơn nữa nó còn tăng thêm phần sang trọng, bề thế cho công trình. Tuy nhiên, cách tính bậc tam cấp cho nhà ở dân dụng thì không phải ai cũng nắm được. Cách tính bậc tam cấp như thế nào chắc hẳn là câu hỏi đang có rất nhiều người thắc mắc và muốn tìm câu trả lời chính xác. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra những thông tin dưới đây để quý khách hàng có thể tham khảo cách tính kích thước bậc tam cấp. Hãy đọc kĩ bài viết dưới đây nhé.
1. Bậc tam cấp là gì?
- Bậc tam cấp đóng vai trò giao thông đi lại trong ngôi nhà. Đây là lối đi lên nhà cũng như các công trình đền, chùa,… Xây dựng bậc tam cấp đúng cách sẽ thuận tiện trong việc đi lại, tăng thêm phần sang trọng và giúp tăng vận khí tốt đẹp cho gia chủ và mang lại vẻ đẹp sang trọng, bề thế cho công trình đó.
- Vị trí của bậc tam cấp thường là vị trí nối liền giữa sân và nhà, là nơi kết nối giao thông con người, và các hoạt động sống trong và ngoài của ngôi nhà. Đôi khi, tam cấp cũng được coi là phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang lên tầng, là bước đệm để đi lên tầng trên của các thành viên trong gia đình.
- Gọi là bậc tam cấp vì từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để lấy lối đi ra đi vào, lối đi lên đi xuống ngoài sân trong nhà nên mới được gọi là tam cấp. Tuy nhiên, có nhiều công trình, tam cấp được xây với số bậc nhiều hơn như 5, 7, 9 và tuân theo quy luật “ Thiên - Địa – Nhân” trong đất trời, mà con người chính là một trong 3 yếu tố đó. Vì thế muốn sống hài hòa, hợp nhất với tự nhiên thì bậc thềm của mỗi công trình cũng cần phải được hòa hợp theo thuyết tam sinh đó. Tam cấp trong tên gọi chính là 3 cấp Thiên- Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng.
- Số bậc tam cấp được xây dựng và sử dụng tùy thuộc vào từng công trình, vị trí khác nhau mà khác nhau. Đối với nhà ở dân dụng như nhà biệt thự đẹp thông thường thì thường sử dụng 3 hoặc 5 bậc tam cấp để xây. Còn lại 7 hoặc 9 bậc ít được sử dụng, thường chỉ được dùng trong các công trình đình, chùa,.. đem lại tính tôn nghiêm và sự chắc chắn cho công trình. Số bậc tam cấp hoặc bậc cầu thang cũng phải là số lẻ vì số lẻ đại diện cho số dương. Còn số chẵn đại diện cho số âm. Dù làm nhà, bậc tam cấp hay làm cầu thang thì người ta cũng đều sử dụng số lẻ để phù hợp với thuyết âm dương - bậc dành cho người sống đi lại. Đồng thời, ngoài ý nghĩa phong thủy, thì việc làm số bậc lẻ cũng phụ thuộc vào thói quen đi lại của đa số người dân Việt. Khi bước chân đầu tiên lên bậc để đi thường người Việt sẽ bước chân phải lên trước. Và bước chân cuối cùng khi nhấc lên khỏi bậc sẽ là chân trái sẽ phụ thuộc vào thói quen của con người.
- Một vài ý nghĩa phong thủy nữa khi thiết kế bậc tam cấp nữa liên quan đến số lượng bậc 5. Gia chủ có thể xây dựng theo số bậc 5 bậc đại diện cho đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành bao gồm: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Và con số 5 sẽ rơi vào chữ “sinh” theo quan điểm “ Sinh – Lão - Bệnh - Tử” sẽ mang lại những yếu tố phong thủy tốt, mang lại điều may mắn cho chủ nhà.
2. Cách tính bậc tam cấp chính xác nhất
Đúng như với tên gọi của nó. trong trường hợp này chúng tôi sẽ dùng từ cấp để chỉ các loại như nhị cấp, tam cấp, tứ cấp…. và từ bậc chúng tôi sẽ dùng để chỉ chung cho việc lên xuống mỗi một nấc tam cấp và nấc cầu thang.
Có thể hình dung cách chia như sau: làm một tam cấp, rồi mang tam cấp ấy đặt vào sân chỗ lên (vào) nhà, ta có các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Đặt sân và bậc 1 của tam cấp (tam cấp 1) ngang nhau (có nghĩa là phải đào sân lõm xuống để đặt tam cấp vào, có lẽ không ai làm chuyện điên rồ này), như vậy tam cấp bây giờ chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 1 bây giờ đã là sân, mà đã là nhị cấp thì không phải và không được gọi là tam cấp)
– Trường hợp 2: Đặt nhà và bậc 3 (tam cấp 3) ngang nhau (tạo thành một mặt phẳng), như vậy tam cấp cũng chỉ còn là nhị cấp (vì bậc 3 bây giờ đã là nhà).
Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giữ cho đủ 3 bậc của tam cấp là phải đặt tam cấp 1 cao hơn sân và tam cấp 3 thấp hơn nhà.
3. Kích thước khi thiết kế bậc tam cấp là bao nhiêu?
- Số lượng bậc tam cấp thường trong nhà ở dân dụng: 1, 3, 5, 7, 9. Số lượng bậc tam cấp là bao nhiêu còn phụ thuộc vào khoảng cách từ mặt đất hoặc mặt sân lên đến sảnh chính (hiên, nền ) nhà. Khoảng cách bao nhiêu sẽ tỷ lệ với số lượng bậc thềm nhà bấy nhiêu.
- Đối với nhiều trường hợp đặc biệt, xây thềm nhà 1 bậc cũng là điều mà nhiều gia đình quan tâm. Điều này phụ thuộc vào khoảng cách từ mặt sân lên nền nhà. Nếu khoảng cách ngắn thì có thể xây dựng thêm 1 bậc thềm. Điều này cũng không vi phạm gì quan điểm sinh- lão- bệnh- tử. Vì thế, bạn cũng có thể xây dựng và thiết kế bậc tam cấp với 1 bậc.
+ Chiều cao của bậc tam cấp thông thường từ 15- 18cm. Ở một số công trình công cộng, đặc biệt như bệnh viện thì chiều cao của bậc tam cấp thường thấp hơn khoảng 10- 12cm để phù hợp với đặc trưng lĩnh vực
+ Chiều rộng của 1 bậc tam cấp thông thường khoảng 20 đến 30cm.
+ Chiều dài bậc tam cấp phụ thuộc vào chiều dài của sảnh. Điều này phụ thuộc vàp thực tế xây dựng và thiết kế của từng công trình.
Kích thước bậc tam cấp cũng sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Đối với những thiết kế tiền sảnh rộng rãi, thì bậc tam cấp cũng cần có chiều dài đủ để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Tam cấp có thể được xây 1 mặt tiền, hoặc bao quanh 2 – 3 mặt của sảnh tùy theo thiết kế và yêu cầu kiến trúc của từng gia đình là khác nhau.
4. Cách tính Sinh – Lão – Bệnh – Tử cho bậc tam cấp
- Áp dụng cách tính “sinh, lão, bệnh, tử” vào trong “tam cấp” thì sẽ như thế nào? Câu hỏi này cũng khiến rất nhiều người thắc mắc. Rất nhiều người khi đem cách tính này áp dụng vào nhau thì thấy không đúng, nhưng thực chất ra nếu bạn biết được nên đặt “sinh” ở đâu thì bài toán này sẽ được giải quyết một cách vô cùng dễ dàng.
- Nhiều người cho rằng phải tính “sinh” vào “tam cấp 1”, tức là cấp đầu tiên của tam cấp, từ đó sẽ có tam cấp 2 là “lão”và tam cấp 3 là “bệnh”, nhà là “tử”; đồng thời nếu đi ngược lại thì cũng sẽ có sân là “tử” theo cách tính tuần tự như trên.
- Theo quan điểm cá nhân của tôi nghĩ rằng , sân là nơi mà mọi người thường xuyên đi lại, phải đi qua sân với vào nhà được, một nơi sống động và đầy sinh khí như vậy, sao lại là “tử” cho được. Chính xác, sân phải là “sinh” mới đúng. Và một khi sân là được tính là “sinh” thì mọi chuyện được giải quyết dễ dàng, từ sân = bậc 1 = sinh, ta có tiếp tam cấp 1 = bậc 2 = “lão”, tam cấp 2 = bậc 3 = “bệnh”, tam cấp 3 = bậc 4 = “tử”, và nhà = bậc 5 = “sinh”… theo cách tính này thì sân nhà nhà đều mang bậc “sinh”.
5. Những lưu ý khi xây dựng bậc tam cấp
Vật liệu sử dụng: Thường được xây bằng gạch hoặc đổ bê tông và ốp bằng đá, một số gia chủ có thể lựa chọn ốp gỗ tuy nhiên vật liệu ốp bằng đá nguyên khối vẫn phổ biến bởi độ bên cao, đẹp và gần gũi với thiên nhiên.
Màu sắc thiết kế bậc tam cấp: Màu của bậc là màu của đá ốp, bậc tam cấp nằm ở vị trí mặt tiền nên sức ảnh hưởng của nó tới thẩm mỹ và cảm quan ban đầu về ngôi nhà là không nhỏ. Bên cạnh việc lựa chọn màu sắc đá ốp hài hòa với màu sắc tổng thể công trình một số gia chủ còn yêu cầu thêm các đường nét hoa văn, các vân đá để tăng thêm vẻ lộng lẫy, sang trọng.
Lưu ý trong quá trình thi công: Đảm bảo vệ sinh và sự nguyên vẹn của những phiến đá ốp, điều này đảm bảo tính thẩm mỹ cho bậc tam cấp .
Hy vọng sau bài viết này quý vị và các bạn sẽ giải đáp được thắc mắc kích thước bậc tam cấp cho công trình nhà mình để có được không gian nhà ở như ý muốn và thuận tiện cho các hoạt động hàng ngày.