Phong thủy nhà ở luôn được quan tâm và nghiên cứu rất rộng rãi được soi sáng bằng thực tế và ánh sáng khoa học. Về cơ bản, nhiều hạng mục của kiến trúc nhà ở liên quan mật thiết tới yếu tố phong thủy. Trong đó có việc xây dựng cổng nhà, và đây cũng là vấn đề rất được gia chủ quan tâm vì cổng nhà là nơi đầu tiên bạn nhìn thấy khi bước vào một ngôi nhà. Vì vậy một ngôi nhà có tránh được những điềm xui xẻo để đón những sinh khí, may mắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào cổng chính. Ngày nay, nhiều biệt thự rộng lớn xây dựng 2 cổng, thậm chí đến 3 cổng bởi khuôn viên nhà quá rộng. Việc thiết kế nhiều cổng giúp cho các thành viên trong gia đình di chuyển thuận tiện. Nhưng liệu việc xây nhà có 2 cổng có tốt và ảnh hưởng gì đến vượng khí của căn nhà hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Lý do tại sao mỗi ngôi nhà đều cần có cổng?
Mỗi gia đình hầu hết ai cũng mong muốn nhà mình có một cái cổng để giúp bảo vệ không gian và tạo cảm giác an tâm hơn cho mình bởi cổng sẽ có các tác dụng như:
– Dù ngôi nhà được làm 2 cổng hay nhà 1 cổng đều mang tính an toàn: cho người thân và gia đình yên tâm khi vào ban đêm hay những lúc gia chủ vắng nhà mà không ai đột nhập vào nhà trộm cướp tài sản của gia đình.
– Bạn muốn vào được bên trong nhà thì phải bắt đầu từ cổng đi vào vậy cổng là nơi phân chia gianh giới bên trong và bên ngoài, cổng còn là nơi chúng ta có thể quan sát và cách ly với bên ngoài khi cần thiết tránh được các tác nhân xấu ảnh hưởng đến vào ngôi nhà của mình.
– Nhà có cổng sẽ tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Cổng nhà đẹp, hoành tráng sẽ làm tăng thêm sự oai phong cho ngôi nhà.
2. Vì sao lại mở 2 cổng cho ngôi nhà
Từ xa xưa thì cổng nhà được cha ông rất coi trọng. Đây là không gian để di chuyển ra vào nhà, nhất là đối với những ngôi biệt thự thì cổng nhà còn khiến cho ngôi nhà trở nên bề thế và sang trọng. Thường thì một ngôi nhà đẹp sẽ được thiết kế 1 cổng. Tuy nhiên tùy vào nhu cầu thực tiễn thì một số gia đình phải mở 2 cổng cho ngôi nhà như diện tích nhà quá lớn, hoặc 2 mặt tiền của ngôi nhà đều tiếp xúc với đường lớn. Vì vậy việc mở 2 cổng cho ngôi nhà để tiện sinh hoạt. Tuy nhiên thì nó lại có một nhược điểm đó là nếu xây 2 cổng thì dễ xảy ra đột nhập, trộm cắp, không bảo vệ được cho ngôi nhà.
3. Nhà có 2 cổng tốt hay xấu?
- Như mọi người đã biết tầm quan trọng của cổng nhà, thông thường cổng nhà sẽ được thiết kế đi qua khu vườn hoặc một khoảng sân sau đó mới đến tường rào và cổng, việc thiết kế như vậy sẽ giúp cho gia chủ định vị được ranh giới của gia đình mình với các hộ liền kề, đánh dấu quyền bất khả xâm phạm
- Nói đến mặt an toàn cho ngôi nhà thì chúng ta không nên xây 2 cổng cho một ngôi nhà. Việc xây dựng này sẽ khiến chủ nhà khó bảo vệ và bao quát cho toàn bộ ngôi nhà. Còn theo một số người quan niệm rằng những ngôi nhà 2 cổng sẽ không tốt. Người ta quan niệm lộc vào nhà từ cổng chính sẽ thoát ra ngoài theo cổng sau. Vì vậy tài lộc và tiền của của gia đình sẽ không giữ được.
- Nếu nhà có 2 mặt tiền đều giáp phố thì có thể bố trí 2 cổng, 1 cổng chính nghi lễ và 1 cổng phụ khác cho xe vào. Một quan niệm gần như trở thành phong tục là nhà chỉ nên có 1 cổng.
- Theo các kiến thức về phong thủy, cổng nhà còn có ý nghĩa quan trọng khác, đó là rước tài lộc vào trong nhà, là cửa ngõ giúp các luồng khí lưu thông bên ngoài vào bên trong căn nhà. Nói một cách dễ hiểu hơn, cổng chính của nhà là cái mốc để phân chia không gian bên trong và bên ngoài, là lối vào của sinh khí.
- Thường thì nhà 2 cổng ngày xưa không xuất hiện nhiều nhưng hiện nay khá phổ biến, đặc biệt là những biệt thự vườn hoặc những ngôi nhà 2 mặt tiền quay ra 2 mặt phố, điều này về kiến trúc cũng rất tiện lợi và mang lại hiệu quả sử dụng cao. Nhưng theo phong thủy, chúng ta phải dựa vào những yếu tố khác như hướng cổng, vị trí cổng vừa để tránh sự hao tổn tài lộc vừa có thể nhân đôi phúc khí cho gia đình.
4. Cách mở 2 cổng mang lại vượng khí cho gia đình
4.1 Cách mở cổng theo Ngũ Hành
Cách bố trí cổng vào nhà theo Ngũ hành phụ thuộc vào mệnh, tuổi của gia chủ để xác định hướng phù hợp với mệnh và tránh các hướng tương khắc để giúp mang lại vận khí tốt cho gia đình.
- Gia chủ mệnh Hỏa:
+ Nên mở cổng hướng Đông hoặc Đông Nam vì chúng thuộc hành Mộc tương sinh với hành Hỏa.
+ Kiêng mở cổng hướng Bắc vì hướng Bắc thuộc hành Thủy mà Thủy khắc Hỏa, không sinh lợi, chỉ sinh hại.
- Gia chủ mệnh Thủy:
+ Nên mở cổng hướng Tây hoặc Tây Bắc vì thuộc hành Kim (Kim sinh Thủy).
+ Không nên mở cổng về hướng Đông Bắc, Tây Nam vì các hướng này thuộc hành Thổ. (Thổ khắc Thủy)
- Gia chủ mệnh Kim:
+ Nên mở cổng theo hướng Đông Bắc, Tây Nam vì 2 hướng này thuộc hành Thổ tương sinh với Kim.
+ Tránh mở cổng hướng Nam vì hướng này thuộc hành Hỏa (Hỏa khắc Kim)
- Gia chủ mệnh Mộc:
+ Nên mở cổng hướng Bắc, vì hướng này thuộc hành Thủy (tương sinh với Mộc)
+ Tránh mở cổng phía Tây Bắc và Tây, bởi 2 hướng này thuộc hành Kim (Kim khắc Mộc).
- Gia chủ mệnh Thổ:
+ Nên mở cổng theo hướng Nam vì hướng này thuộc hành Hỏa mà theo ngũ hành thì Hỏa sinh Thổ.
+ Không mở cổng hướng Đông và Đông Nam do 2 hướng này thuộc hành Mộc mà Mộc khắc Thổ.
4.2 Hướng cổng nhà theo phong thủy Bát Trạch
Dù là cửa chính hay cổng cũng có thể dựa vào Bát trạch để mở. Nếu bạn chọn phong thủy Bát Trạch, hướng thuận theo cung mệnh của chủ nhà, gia chủ sẽ thuộc Tây Tứ Mệnh, nên mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối “trực xung” với cửa chính của nhà.
4.3 Kết hợp 2 cách tính phong thủy để mở cổng nhà mang lại vượng khí
Một cách rất tốt để có thể mở 2 cổng mà gia chủ không cần lo ngại đó là là kết hợp giữa 2 cách tính trên. Mỗi cổng áp dụng 1 cách tính để các cổng đều hợp với mệnh của gia chủ, không tương khắc. Tuy nhiên cần hài hòa cả 2 yếu tố, ví dụ phù hợp theo Bát Trạch mà tương khắc theo Ngũ hành cũng ko được. Bạn cần tính toán để chọn ra hướng và vị trí mở cổng vừa phù hợp kiến trúc vừa đảm bảo được tính phong thủy và nhu cầu sử dụng cho gia đình.
5. Một số lưu ý khi thiết kế cổng hợp phong thủy
Một số điểm cần lưu ý khi bố trí cửa cổng có thể đem thêm nhiều tài lộc:
- Hướng cổng và cửa chính, tránh bố trí cổng nhà đối diện và “đồng trục” với cửa chính. Đó là thế xấu cần phải kiêng kỵ vì được coi là xảy ra sát khí. Thông thường, cửa, cổng như vậy dễ để người ngoài dò xét nội tình bên trong căn nhà. Cho nên, người xưa thường làm cổng hơi lệch về trái hoặc về phải một chút để cho nhà kín đáo.
- Hướng Đông Nam là hướng đẹp nhất, tục gọi là cổng Thanh Long. Đối chiếu với vị trí cửa lớn trong nhà ở theo phong cách truyền thống của nhân dân, thấy đa số đều tương hợp với cách nói này. Tuy nhiên cũng cần xem có hợp với mệnh của gia chủ không.
- Tường hai bên cổng phải đều nhau. Nếu tường bên trái lớn thì chủ nhà đổi vợ. Nếu tường bên phải lớn, chủ nhà cô quả. Khi xây cổng, phải thấp hơn tường. Nếu cổng cao hơn tường, trong nhà thường có tiếng khóc. Trước cổng không được có hố nước, nếu không sẽ gia bại nhân vong. Cổng lớn không được đối diện với cây to, nếu không nhà sẽ có bệnh dịch.
- Cổng lớn không được hướng thẳng về phía đường nước chảy, nếu không sẽ gia tán nhân vong. Dưới cổng không được để nước chảy vào, nếu không tài vật phân tán. Cổng không được đối diện với hố phân, nếu không con cháu trong nhà ngỗ nghịch.
- Khi mở 2 cổng, cửa phụ không nên làm 2 cánh mà nên làm 1 cánh, kích thước nên nhỏ hơn cổng chính, đơn giản hơn cổng chính..
Việc thiết kế bao nhiêu cổng tùy thuộc vào sở thích cũng như điều kiện của mỗi gia đình nhưng cũng nên đảm bảo một số nguyên tắc phong thủy để mang lại một cuộc sống thoải mái an nhiên cho từng thành viên trong gia đình. Hy vọng bài viết đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích giúp bạn giải tỏa âu lo và rước nhiều tài lộc, vượng khí vào nhà.
Viphouse.vn