Một trong những nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh bất di bất dịch chính là nền nhà vệ sinh phải thất hơn nền nhà (nền nhà wc cao hơn nền nhà phòng khách, phòng ngủ và phòng bếp). Thế nhưng, không phải ai cũng am hiểu về chân lý này, chính vì vậy, ngày nay, một số gia chủ vẫn vô tình phạm phải lỗi sai vừa phản khoa học lại vừa ‘ngược’ phong thủy khi đã bố trí nền nhà cầu ‘chơi trội’ cao hơn hẳn so với sàn của tổng thể căn nhà. Trong phong thủy nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là một trong những kiêng kị cần hóa giải khẩn cấp nếu muốn sở hữu ngôi nhà mang lại tài lộc cho gia chủ.
Tại sao người ta lại kiêng kị nền nhà vệ sinh cao hơn các khu vực khác? Cách hóa giải mà không cần phải phá bỏ kết cấu xây dựng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây và tìm cho mình đáp án thỏa đáng nhất.
Sai lầm khi thiết kế nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà
- Thông thường trong các thiết kế xây dựng nhà ở, biệt thự, khách sạn, ta thường thấy sàn nhà vệ sinh thấp hơn các phòng còn lại. Thiết kế này gọi là sàn âm. Điều này là vô cùng dễ hiểu, bới với nhà vệ sinh, ta cần lắp thêm các đường ống, cống, dây… và sau đó mới láng nền, chống thấm.
- Vì thế bình thường, khi thiết kế và thi công, ta cần lưu ý đến việc này. Sàn nhà vệ sinh bao giờ cũng phải thấp hơn các phòng khác để khi hoàn thiện ta có tổng thể tiện nghi. Nói là tiện nghi, bởi nhà vệ sinh có sàn thấp hơn sẽ tránh được tình trạng nước tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến các khu vực khác trong nhà.
- Thực tế, cốt nền các phòng bằng cốt đỉnh của dầm, còn cốt nền vệ sinh thì bằng cốt đáy dầm cộng thêm chiều dày của sàn khu vệ sinh, nếu dầm có chiều cao là 30 cm thì sàn của khu vệ sinh bao giờ cũng thấp hơn sàn các phòng là 20 cm, nhưng vì khu vệ sinh phải lắp các ống kỹ thuật nên phải nâng lên khoảng 15 cm và cuối cùng sau khi hoàn thiện thì nền khu WC thấp hơn nền các phòng khác là 5 cm. Đây là thiết kế đúng, thi công đúng và hợp với phong thủy.
- Tuy nhiên, một số trường hợp do không làm “sàn âm”. Chẳng hạn, chủ nhà không đúc sàn âm, mà dùng sàn chính để làm toilet luôn, trường hợp này thì nền khu vực WC bao giờ cũng phải cao hơn nền các phòng là do phải lắp các ống kỹ thuật. Như vậy là thiết kế sai, thi công sai dẫn đến nền hay bị thấm, ẩm ướt và không hợp phong thủy.
Tại sao nền nhà vệ sinh không nên cao hơn nền nhà
Xét về mặt kỹ thuật
Về mặt kỹ thuật, sàn nhà vệ sinh thuộc loại sàn âm. Trong khi cốt nền các phòng bằng cốt đỉnh của dầm, còn cốt nền vệ sinh thì lại bằng cốt đáy dầm cộng thêm độ dày của sàn. Do đó về đúng yêu cầu kỹ thuật sàn nhà vệ sinh luôn phải thấp hơn các khu vực sàn khác nói chung, tránh cho nước thải trong phòng vệ sinh không chảy sang các khu vực khác.
Một ví dụ dễ hiểu để các bạn dễ hình dung:
Nếu dầm có chiều cao là 30 cm thì sàn của khu vệ sinh phải thấp hơn các phòng khác là 20 cm. Tuy nhiên, do phải lắp đặt hệ thống ống kỹ thuật nên sàn khu vệ sinh sẽ nâng lên khoảng 15 cm. Sau khi hoàn thiện, ta có sàn nhà vệ sinh thấp hơn các khu vực khác 5 cm.
Xét về mặt phong thủy
- Về mặt phong thủy, quy tắc này được lý giải như sau: Theo quy luật phong thủy thì nước phải ở dưới, phong ở trên mới hợp lí. Đây lại là nước bẩn thì càng phải ở dưới. Nếu bạn để ý sẽ thấy các khách sạn bao giờ cũng thiết kế nền khu vệ sinh thấp hơn nền phòng ngủ. Tuy nhiên vẫn có một số nhà dân do không làm sàn ầm riêng mà dùng sàn chính làm nền nhà vệ sinh như trường hợp trên, khu vệ sinh cao hơn nền phòng ngủ.
- Theo cách lý giải phong thủy này, nền nhà vệ sinh đặt cao hơn sẽ khiến hung khí tập trung vào chính căn phòng ấy, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người ở. Từ đó chúng tôi khuyên các chủ đầu tư là nếu đã trót bị sai như vậy rồi thì nên cải tạo lại chứ không nên để như vậy. Bởi cách bố trí này vừa không hợp phong thủy vừa thiếu tính thẩm mỹ.
Cách khắc phục nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà
- Để khắc phục, cách đầu tiên và tốt nhất chính là đừng phạm sai lầm từ khâu thiết kế.
- Còn nếu đã lỡ phạm lỗi rồi, thì hãy xét đến cách thứ hai. Bạn có thể nâng cao nền chung hoặc hạ thấp nền nhà vệ sinh.
- Đối với những gia đình đã biết nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà là không tốt, muốn hạ thấp nền nhà vệ sinh so với phòng khách và bếp. Tuy nhiên, với nhà chung cư không thể hạ thấp nền nhà vệ sinh xuống được cũng như không thể nâng cao nền phòng khách và bếp. Trường hợp này kts Vip House đưa ra một số biện pháp để gia chủ có thể khắc phục như sau:
Biện pháp khắc phục nền nhà wc cao hơn nền nhà
- Bạn có thể xây một gờ nhỏ cao khoảng 5 – 7 cm để chặn giữa nhà vệ sinh ra ngoài. Như vậy nước sẽ không tràn ra ngoài được nữa, chỉ là bạn cũng cần chú ý hơn khi đi lại thôi.
- Treo 1 gương bát quái soi phía bên ngoài cửa nhà vệ sinh. Cách treo: Treo phía trên cửa ra vào nhà vệ sinh, treo hơi chếch xuống, không áp áp tường chiếu vào trong nhà WC, phía trên gương có một đèn màu vàng hắt vào gương . Bạn hóa giải được cái xấu, hạn chế được ác xạ . Mà cũng làm đẹp thêm cửa ra vào nữa .
Trên đây là những điều bạn cần biết về lỗi nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà và cách khắc phục. Có thể thấy rằng dù thế nào các gia đình cũng không nên thiết kế nhà vệ sinh cao hơn nền phòng khách, phòng bếp để tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và phong thủy của gia đình.
viphouse.vn