Có lẽ từ rất lâu rồi cây thước lỗ ban đã được ông cha chúng ta sử dụng trong việc xây dựng nhà, làm cửa theo phong thủy với mong muốn của là cầu mong phúc lộc đến với gia đình. Ví dụ: bạn đang cần cầu phúc thì có thể chọn cung “nghinh phúc”, bạn đang cần đỗ đạt thì có thể chọn cung “đăng khoa”… Nói một cách nôm na là chúng ta cần cái gì thì chọn đúng theo cung đó. Nhưng không phải ai cũng biết về cách sử dụng thước lỗ ban cũng như ý nghĩa các cung trong thước lỗ ban là như thế nào?
Vậy nội dung bài viết hôm nay Vip House sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc Ý nghĩa và cách sử dụng thước lỗ ban nhé. Mọi người cùng tham khảo nha!
1. Thước Lỗ Ban là gì?
Thước Lỗ Ban là thước được sử dụng để đo đạc trong xây dựng nhà cửa và mộ phần. Trên thước Lỗ Ban có chia kích thước thông thường ứng với các cung tốt, xấu tương ứng trong thước Lỗ Ban giúp người sử dụng biết kích thước đẹp (ứng vào cung đỏ) nên dùng khi nào, kích thước xấu (ứng vào cung đen) và tại sao phải tránh.
Tên gọi thước lỗ ban được bắt nguồn từ người phát minh ra thước làm thợ mộc tên là Ban họ là Công Thâu Ban và và là ông tổ nghề thợ mộc ở nước Lỗ ngày xưa, có thể hiểu đó là thước của “ông Ban người nước Lỗ”
2. Cấu tạo của thước Lỗ Ban
Thước lỗ ban được chia làm 4 hàng, bao gồm:
- Hàng thứ 1: Kích thước tính theo centimet,
- Hàng thứ 2 được ghi bằng chữ chỉ các cung tốt - xấu khác nhau như Tiến tài, Lục hợp, Bảo khố, Cô quả, Thoái tài, Bệnh, Tai chí...
- Hàng thứ 3 được ghi giống như hàng thứ 2
- Hàng thứ 4: là số đo theo thước riêng của người dân ở khu vực Phúc Kiến, Đài Loan và Hồng Kông.
Trên bề mặt thước, ở hàng thứ 2 và hàng thứ 3 có cách ký hiệu cung đỏ (tốt) và cung đen là (xấu), nhằm giúp những ai không hiểu được ý nghĩa của từ Hán có thể biết ý nghĩa cách ghi trên các cung của thước. Kích thước rơi vào cung đỏ là tốt và rơi vào cung đen là xấu. Bạn nên chọn kích thước sao cho cả hai cung trên dưới đều đỏ là tốt nhất.
3. Phân loại thước lỗ ban
Phân loại thước lỗ ban theo ứng dụng
Trong phân loại thước lỗ ban theo ứng dụng, có 2 loại thước đó là: thước lỗ ban âm trạch và dương trạch
- Thước lỗ ban dương trạch: dùng cho xây dựng nhà ở, thiết kế nội thất các bộ phận như cửa nhà, bàn ghế, kệ tủ,... Thước lỗ ban dương trạch được chia làm 2 loại với kích thước lần lượt là 52,2cm và 42,9cm, mọi người thường gọi là thước lỗ ban 52 và thước lỗ ban 43.
- Thước lỗ ban âm trạch: là thước đo để xây dựng mộ phần cho người đã mất. Kích thước lỗ ban âm trạch có chiều dài 38,8cm và mọi người thường gọi là thước lỗ ban 39.
Phân loại thước lỗ ban theo cách đo
Theo cách đo, thước lỗ ban có các dạng bao gồm: thước lỗ ban thông thủy, thước lỗ ban đặc và thước lỗ ban đo âm phần.
- Thước lỗ ban thông thủy: là loại thước lỗ ban dùng trong xây dựng đo kích thước khoảng không thông thủy (cửa đi, cửa sổ, chiều cao tầng, giếng trời…),loại thước lỗ ban này có kích thước là 52.2 cm (5 mét)
- Thước lỗ ban đặc: là loại thước dùng trong khối xây dựng chiều dài, chiều rộng nhà cửa, (bếp, bệ bếp, bậc,..), kích thước cánh cửa, giường, tủ kệ , bàn ghế,... loại thước lỗ ban này có kích thước 42,9cm
- Thước lỗ ban đo âm phần: thước dùng để đo khi xây dựng mộ phần, mồ mả hay đồ nội thất sử dụng cho thờ cúng như bàn thờ, tủ thờ, bài vị...loại thước này là thước lỗ ban có kích thước 38.83 cm
Phân loại thước lỗ ban theo hình thức
- Thước lỗ ban vật lý: là loại thước lỗ ban có thể cầm trong tay, thường thấy khi xây dựng nhà cửa, loại thước này có thể làm bằng gỗ hoặc cũng có thể là nhựa, sắt lá dẻo, thường làm thành dạng cuốn nhỏ gọn tiện dụng đo đạc khi xây dựng nhà cửa.
- Thước lỗ ban online: là loại thước thay thế cho thước lỗ ban cầm tay, loại thước lỗ ban online sử dụng các phần mềm thước lỗ ban đo online trên ứng dụng giúp người dùng có thể download tải thước lỗ ban online về các thiết bị như điện thoại, ipad, máy tính.
4. Ý nghĩa các cung thước lỗ ban 52
Cách tính thước lỗ ban 52cm: chuyên dành cho các khoảng thông thủy trong nhà như: Khoảng thông thủy của các ô cửa sổ, khoảng thông thủy của ô thoáng, khoảng thông thủy của cửa chính, cửa đi, cửa sổ.
Thước lỗ ban đo kích thước thông thủy có chiều dài quy đổi ra hệ mét là L = 0,52 mét, như vậy mỗi cung cho kích thước là 0,065 mét và mỗi cung lớn lại chia làm 5 cung nhỏ dài 0,013mét. Thứ tự các cung đo từ trái sang phải là: Quý nhân – Hiểm hoạ – Thiên tai – Thiên tài – Phúc lộc – Cô độc – Thiên tặc – Tể tướng. Khi sử dụng thước sẽ thấy có 8 cung lớn ứng với các tên ở trên.
Ý nghĩa các cung trên thước lỗ ban 52:
- Cung Quý Nhân (tốt): Hay còn gọi là NHẤT TÀI MỘC CUỘC, cung này gồm có năm cung nhỏ là: Quyền lộc – Trung tín – Tác quan – Phát đạt – Thông minh. Cung này có nghĩa là làm ăn phát đạt, bạn bè trung thành, con cái thông minh hiếu thảo.
- Cung Hiểm Họa (xấu): Còn gọi là NHỊ BÌNH THỔ CUỘC, cung này gây tán gia bại sản, bệnh tật, con cháu bất hòa, vô đạo. Cung này bao gồm 5 cung nhỏ: Án Thành, Hỗn Nhân, Thất Hiếu, Tai Họa, Trường Bệnh
- Cung Thiên Tai (xấu): Còn gọi là TAM LY THỔ CUỘC. Cung này tức là dễ gặp ốm đau, khó khăn chồng chất, gia đình lục đục. Các cung nhỏ gồm: Hoàn Tử, Quan Tài, Thân Tàn, -Thất Tài, Hệ Quả
- Cung Thiên Tài (tốt): tên gọi khác là TỨ NGHĨA THỦY CUỘC. Ý nghĩa: cuộc sống gặp may mắn, thịnh vượng, có được tiền tài lợi lộc. Gồm các cung nhỏ Thi Thơ, Văn Học, Thanh Quý, Tác Lộc, Thiên Lộc
- Cung Nhân Lộc (tốt): còn được gọi là NGŨ QUAN KIM CUỘC. Ý nghĩa: gia đạo sung túc, yên vui đầy đủ phúc lộc, công việc phát triển. Gồm các cung nhỏ: Trí Tôn, Phú Quý, Tiến Bửu, Thập Thiện, Văn Chương.
- Cung Cô Độc (xấu): còn gọi LỤC CƯỚC HỎA CUỘC. Cung này nghĩa là dễ mất người mấycủa, thường gặp chia ly, gia đạo không hạnh phúc. Các cung nhỏ trong cung Cô Độc: Bạc Nghịch, Vô Vọng, Ly Tán, Tửu Thục, Dâm Dục,
- Cung Thiên Tắc (xấu): cung này còn có tên là THẤT TAI HỎA CUỘC. Gặp cung thiên tặc phải coi chừng bệnh tật, hay bị tai bay vạ gió, kiện tụng, tù ngục, chết chóc. Các cung nhỏ thuộc cung Thiên Tắc: Phong Bệnh, Chiêu Ôn, Ơn Tài, Ngục Tù, Quan Tài.
- Cung Tể Tướng (tốt): còn có tên BÁC BỜI THỔ CUỘC, là cung mang lại gia cảnh hanh thông mọi mặt, con cái thành tài, có quý nhân phù trợ. Cung nhỏ thuộc cung Tể Tướng: Đại Tài, Thi Thơ, Hoạch Tài, Hiếu Tử, Quý Nhân.
5. Ý nghĩa các cung thước lỗ ban 43
Cách tính thước lỗ ban 43cm: Thước chia thành 8 cung lớn, mỗi cung có chiều dài 53,625mm và thứ tự các cung như sau: Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Trong mỗi cung lớn lại có 4 cung nhỏ với chiều dài mỗi cung 13,4mm. Cứ hết 42,9cm sẽ lặp lại vòng cung như ban đầu.
Ý nghĩa của các cung trên thước lỗ ban 43cm:
Cung số 1: Cung Tài (tiền bạc - tốt)
- Tài đức: Có tài và có đức
- Báo khố: Có kho quý
- Lục hợp: Đạt được 6 điều ưng ý
- Nghênh phúc: Đón điều phúc
Cung số 2: Cung Bệnh (ốm đau, bệnh tật - xấu)
- Thoát tài: mất tiền
- Công sự: bị đến cửa quan
- Lao chấp: bị tù đày
- Cô quả: đơn lẻ
Cung số 3: Cung Ly (ly tán, chia lìa, xa cách - xấu)
- Trưởng khố: cầm cố đồ đạc
- Kiếp tài: của cải mắc tài
- Quan quỷ: công việc kém tối
- Thất thoát: bị mất mát
Cung số 4: Cung Nghĩa (nghĩa khí, nghĩa tình - tốt)
- Thêm đinh: thêm người con trai
- Ích lợi: có lợi lộc
- Quý tử: sinh con quý, có tiền đồ
- Dại cát: nhiều may mắn
Cung số 5: Cung Quan (chức vụ, quyền lực - Tốt)
- Thuận khoa: Công danh rộng mở
- Hoành tài: tiền nhiều
- Tiến ích: ích lợi tăng
- Phú quý: Giàu sang
Cung số 6: Cung Kiếp (kiếp nạn, tai ương - xấu)
- Tử biệt: chết chóc
- Thoái khẩu: mất người
- Ly hương: xa quê, nghèo khó
- Tài thất: mất tiền
Cung số 7: Cung Hại (tai họa - xấu)
- Tai chí: tai nạn đến
- Tử tuyệt: chết chóc
- Bệnh lâm: mắc bệnh
- Khẩu thiệt: cãi nhau
Cung số 8: Cung Bản (bản thân, số mệnh - tốt)
- Tài chí: tiền tài đến
- Đăng khoa: đỗ đạt
- Tiến bảo: Được dâng của quý
- Hưng vượng: làm ăn phát đạt
6. Ý nghĩa các cung thước lỗ ban 39
Thước lỗ ban 39 được chia thành 10 cung lớn bao gồm: Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớn dài 39cm và trong một cung lớn có 4 cung nhỏ dài mỗi cung 9,75mm.
Ý nghĩa cung thước lỗ ban 39: Thước lỗ ban 39 có 10 cung trong đó có 6 cung tốt và 4 cung xấu.
Cung số 1: Đinh (tốt)
- Phúc tinh: Sao phúc
- Đỗ đạt: Thi cử đỗ đạt
- Tài vượng: Tiền của đến
- Đăng khoa: Thi đỗ
Cung số 2: Hại (xấu)
- Khẩu Thiệt: thị phi
- Bệnh Lâm: bệnh tật
- Tử Tuyệt: gia đạo bất hòa
- Tai Chí: tai họa bất ngờ.
Cung số 3: Vượng (tốt)
- Thiên đức: Đức của trời
- Hỷ sự: Chuyện vui đến
- Tiến bảo: Tiền của đến
- Thêm phúc: Phúc lộc dồi dào
Cung số 4: Khổ (xấu)
- Thất Thoát: mất tiền của
- Quan Quỷ: tranh chấp, kiện tụng
- Kiếp Tài: bị cướp của
- Vô Tự: khó khăn về con cái
Cung số 5: Nghĩa (tốt)
- Đại Cát: nhiều phúc lộc, may mắn
- Tài Vượng: may mắn và giàu sang
- Ích Lợi: may mắn, tốt lành.
- Thiên Khố: tiền bạc đến bất ngờ
Cung số 6: Quan (tốt)
- Phú Qúy: giàu sang
- Tiến Bảo: được lộc quý
- Hoạch Tài: nhiều tiền của
- Thuận Khoa: đỗ đạt công danh
Cung số 7: Tử (xấu)
- Ly Hương: tha hương cầu thực
- Tử Biệt: có người mất
- Thoái Đinh: con trai mất
- Thất Tài: tốn tiền của
Cung số 8: Hưng (tốt)
- Đăng Khoa: công danh đỗ đạt
- Quý Tử: có con ngoan, giỏi
- Thêm Đinh: thêm con trai
- Hưng Vượng: giàu có, êm ấm
Cung số 9: Thất (thất thoát, hao hụt)
- Cô Quả: đơn độc
- Lao Chấp: lao tù, khốn khổ
- Công Sự: tranh chấp
- Thoát Tài: mất tiền của
Cung số 10: Tài Lộc (tốt)
- Nghinh Phúc: phúc phận đến
- Lục Hợp: 6 hướng đều tốt
- Tiến Bảo: may mắn tiền bạc
- Tài Đức: có tài và đức
7. Cách sử dụng thước lỗ ban
Thước Lỗ Ban được sử dụng đo đạc trong xây dựng dương trạch (nhà cửa) và âm cơ (mộ phần). Ở đây chúng tôi chỉ bàn về xây dựng nhà cửa. Trong nhà, cái quan trọng nhất là cửa nẻo, chỗ chúng ta hàng ngày vẫn đi qua lại. Khi đo cửa, các bạn nên nhớ chỉ đo khoảng thông thủy, nghĩa là tính từ mép trong của cửa, điều này rất quan trọng, vì nhiều khi các bạn chừa lỗ cửa gỗ đúng kích thước Lỗ Ban nhưng khi lắp cửa vào do có thêm các gờ đố cửa mà làm sai chệch cung tốt – xấu.
Cách thức đo là các bạn kéo thước từ mép cửa này sang mép cửa kia, nếu rơi vào cung đỏ là ta được kích thước tốt, rơi vào cung đen là kích thước xấu, đo cả chiều rộng lẫn chiều cao cửa. Nhưng có một điều các bạn đặc biệt lưu ý, do thước Lỗ Ban của chúng ta sử dụng có thêm phần thước kết hợp, tức là phần thước hàng chữ nhỏ, nên có khi cửa đã lọt vào cung tốt ở hàng trên, hàng dưới lại là cung xấu và ngược lại. Đó chính là luật bù trừ trong vũ trụ, ta được ở mặt này lại mất ở mặt khác, không thể có cái gọi là hoàn hảo trên đời này.
Như vậy, để được một kích thước tốt, cần phải trên đỏ, dưới đỏ. Ví dụ, cửa phòng bạn có kích thước 85cm, nghĩa là lọt vào cung Hưng Vượng, màu đỏ / tốt nhưng đối chiếu hàng bên dưới lại lọt vào cung Tai Chí, màu đen / xấu. Để khắc phục các bạn có thể nới rộng cửa ra từ 86cm đến 89cm chẳng hạn. Cách sửa chữa khi cửa lọt vào cung xấu là các bạn có thể bào bớt cửa, đóng thêm nẹp, hoặc cùng lắm là làm lại khuôn cửa và cánh cửa mới cho đúng kích thước.
viphouse.vn