Lập kế hoạch chiếu sáng cho biệt thự, nhà ở dân dụng

Lập kế hoạch chiếu sáng cho biệt thự, nhà ở dân dụng, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn
Ngày đăng:
Ngày cập nhật:
Lượt xem:779
Khi thiết kế nhà ở, biệt thự, không chỉ là thiết kế nội thất mà ngay cả ngoại thất bên trong thì ánh sáng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đèn chiếu sáng là một trong những vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình. Đèn chiếu sáng không chỉ được xem là vật dụng cung cấp ánh sáng hay để

Khi thiết kế nhà ở, biệt thự, không chỉ là thiết kế nội thất mà ngay cả ngoại thất bên trong thì ánh sáng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đèn chiếu sáng là một trong những vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình. Đèn chiếu sáng không chỉ được xem là vật dụng cung cấp ánh sáng hay để trang trí mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy và sức khỏe gia đình bạn. Việc lắp đặt hệ thống giải pháp chiếu sáng phong thủy cũng là một trong những việc quan trọng để có một ngôi nhà như ý. Chưa tính đến vai trò không thể thay thế của ánh sáng trong buổi tối thì việc lắp đặt đèn chiếu sáng cho nhà ở còn là cách để thể hiện vẻ đẹp, tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình. Tuy nhiên, lập kế hoạch chiếu sáng cho nhà ở là vấn đề rất ít gia đình quan tâm. Phần lớn người dùng chỉ chọn một loại đèn và lắp đặt nó ở mọi phòng mà không tính đến số lượng và vị trí. Cách làm này dễ dẫn đến nhiều vấn đề như thiếu ánh sáng cho các hoạt động của gia đình hoặc thừa ánh sáng lãng phí điện do sử dụng quá nhiều đèn. Để giúp khách hàng trả lời được câu hỏi “ Lắp đặt đèn chiếu sáng cho nhà ở, biệt thự cần lưu ý điều gì?”, hãy cùng kts Vip House làm sáng tỏ một số vướng mắc trong quá trình lắp đặt ánh sáng qua nội dung dưới đây:

Xác định tầm quan trọng của đèn chiếu sáng trong nhà ở, biệt thự

Trong thiết kế kiến trúc, nội thất, ánh sáng được chia làm 2 loại bao gồm: Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo

- Ánh sáng tự nhiên: Là nguồn sáng từ bên ngoài cung cấp ( ánh sáng mặt trời).

- Ánh sáng nhân tạo: Là nguồn sáng được con người tạo ra như: đèn chiếu sáng, các vật dụng trang trí có thể tự phát sáng hoặc sử dụng điện.

Thông thường, để tiết kiệm chi phí sử dụng thì khi thiết kế biệt thự, nhà ở, kiến trúc sư cần tính toán sao cho công trình sử dụng đón được nhiều ánh sáng tự nhiên trong ban ngày, còn ban đêm cần thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng sao cho đáp ứng được nhu cầu ánh sáng cần thiết để sử dụng, đặc biệt còn phải thuận tiện đối với thói quen sinh hoạt của từng gia đình.

Ánh sáng tự nhiên không chỉ có vai trò chiếu sáng, mà còn giúp công trình hấp thụ được các nguồn năng lượng từ thiên nhiên như nắng, gió, ánh sáng, điều hòa không khí và khiến cho ngôi nhà trở nên ấm áp, chan hòa với ngoại thất xung quanh. Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên trong thiết kế nội , ngoại thất tốt sẽ khiến cho cuộc sống, ngôi nhà không chỉ đẹp mà cuộc sống của người sống trong nhà cũng thoải mái và tốt đẹp hơn rất nhiều.

Nếu như bạn không phải là người trong nghề, bạn có thể sẽ chẳng bao giờ để ý đến việc màu sắc, cách thức phối hợp màu sắc từ tường ngoại thất, nội thất, trần nhà, các đồ gia dụng cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc sắp xếp và bố cục và hiệu quả chiếu sáng cho nhà ở, biệt thự.

Lắp đèn chiếu sáng cho ngoại thất biệt thự

Ngoại thất là khu vực tận dụng được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất so với không gian nội thất. Việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng bên ngoài ngoại thất mỗi công trình thường được quan tâm khá ít, chỉ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt còn yêu cầu thẩm mỹ không quá khắt khe. Tuy nhiên, với nhiều mẫu biệt thự hiện đại, thì ánh sáng ngoại thất lại rất quan trọng. Bởi nó không chỉ góp phần tạo nên điểm nhấn về mặt kiến trúc, sự ấn tượng của mỗi công trình mà còn thể hiện được cá tính, tính cách của chủ nhà. Phải công nhận rằng, ánh sáng rất diệu kì, ngôi nhà của bạn có thể thay đổi từ lung linh huyền ảo đến trang nhã thanh lịch nhờ mỗi cách chiếu sáng khác nhau!

- Hình thức chiếu sáng chung

- Chiếu sáng cục bộ đối với những khu vực: hành lang, mặt tiền, sân.

Tiêu chuẩn về kích thước: Đối với đèn hành lang, bố trí đèn theo dãy. Khoảng cách từ sàn nhà đến điểm thấp nhất của đèn hợp lý là 2.13m.

Giải pháp chiếu sáng chi tiết cho nội thất biệt thự, nhà ở

Ngoài ngoại thất, các phòng trong ngôi nhà cần được thiết kế với hệ thống ánh sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ của kiến trúc. Dưới đây là một số lưu ý khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho mỗi không gian nội thất khác nhau có thể áp dụng trong những mẫu nhà biệt thự đẹp và tất cả những công trình dân dụng khác.

Ba loại chiếu sáng cơ bản cho từng căn phòng

Các nhà thiết kế ánh sáng đã phân loại 3 kiểu chiếu sáng cơ bản nhất cho từng không gian đó là: Chiếu sáng chung; chiếu sáng cho công việc và chiếu sáng điểm nhấn. Việc của bạn là xác định xem không gian nào thì cần những kiểu chiếu sáng nào. Ví dụ: phòng khách cần kiểu chiếu sáng chung/ tổng quát và chiếu sáng điểm nhấn để trang trí nội thất.

Kế hoạch chiếu sáng chi tiết cho từng căn phòng

Bước quan trọng kế tiếp sau khi bạn đã xác định được mục tiêu chiếu sáng chung và phân loại ánh sáng cho từng khu vực cụ thể:

- Phòng khách gia đình: Đây là không gian có nhiều vật dụng nội thất nhất trong nhà, cũng là phòng sinh hoạt chung của gia đình. Chúng ta cần xác định có ít nhất 2 kiểu chiếu sáng cơ bản là chiếu sáng chung và chiếu sáng điểm nhấn. Chiếu sáng chung thường sẽ thích hợp với loại đèn ốp trần lắp ở trung tâm trần nhà hoặc các mắt đèn âm trần với khoảng cách đều đặn trên trần thạch cao. Chiếu sáng điểm ở đây được lắp đặt cho các vật dụng nội thất như: tủ trang trí, tivi, tranh treo tường… Ánh sáng xung quanh cho phòng khách được khuyến cáo nên có từ 1.500-3.000 lumen.

- Phòng bếp/ phòng ăn gia đình: Đây là 2 không gian thường được gộp làm một trong không gian nhà Việt nói chung. Với phòng bếp, kiểu chiếu sáng công việc sẽ phù hợp hơn cả, vì đây là không gian diễn ra các hoạt động nấu nướng của các bà nội trợ. Với khu vực bàn ăn thì kiểu chiếu sáng điểm nhấn với đèn trang trí lại là lựa chọn chính xác nhất. Chiếu sáng xung quanh nhà bếp nên có từ 5.000-10.000 lumens, với ánh sáng công việc ở tủ bếp yêu cầu khoảng 450 lumens trong mỗi khu vực

- Phòng ngủ: Đây là không gian của sự nghỉ ngơi, thư giãn chính vì vậy việc lựa chọn ánh sáng nào cho phòng ngủ rất cần sự nhạy cảm và tinh tế của người dùng. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì led dây và đèn âm trần là 2 lựa chọn thích hợp cho không gian phòng ngủ. Led dây lắp hắt trần với ánh sáng dịu nhẹ kết hợp với một vài mắt led downlight cho các vị trí tủ quần áo là đủ đầy ánh sáng cho phòng ngủ gia đình. Các gia đình cũng nên xác định: anh sáng xung quanh trong phòng ngủ chỉ nên có từ 2000 đến 4.000 lumen, với mức tối thiểu là 500 lumens cho đèn bàn/đèn ngủ, và 400 lumens cho đèn chiếu sáng tủ.

- Phòng tắm: Có lẽ đây là không gian dễ dàng chọn đèn led lắp đặt hơn cả. Các nhà thiết kế cho rằng, phòng tắm gia đình có 2 vị trí cần đèn chiếu sáng đó là trần nhà tắm và gương nhà tắm. Với trần nhà tắm các gia chủ có thể lắp đặt đèn âm trần, còn với gương nhà tắm led dây là phù hợp nhất. Chiếu sáng phòng tắm cần có từ 4.000-8.000 lumens, với ánh sáng cho gương thì cần tối thiểu 1.700 lumen.

- Ban công, cầu thang và hành lang: Thông thường các khu vực này hay bị bỏ qua nhất trong việc thiết kế ánh sáng nhà ở. Tuy nhiên đây lại là những vị trí điểm yếu cho sự an toàn của các thành viên vào ban đêm. lời khuyến là chiếu sáng tổng quan cho ban công, cầu thang nên có lumens từ 1.200-4.000 lumen; Ánh sáng hành lang nên là 1.200-2.500 lumen

Lưu ý về kích thước đèn khi lắp hệ thống chiếu sáng

Về kích thước đèn: Việc lựa chọn kích thước đèn phải phụ thuộc vào kích thước của gian phòng định lắp đặt. Nếu phòng quá lớn, đèn với kích thước nhỏ sẽ không đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng. Còn nếu phòng quá nhỏ thì việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng cũng cần chú ý đến kích thước phải phù hợp sao cho không thiếu hoặc thừa ánh sáng.

* Đối với đèn treo giữa phòng, khi lắp đặt cần chú ý: Kích thước đường kính của đèn được tính bằng tổng chiều dài và chiều rộng của căn phòng chia cho 12. Như vậy bạn sẽ tìm ra được kích thước đèn phù hợp với tiêu chuẩn trong căn phòng của gia đình mình.

* Đối với đèn bàn: Lấy chiều rộng của bàn trừ đi 30cm sẽ được đường kính thích hợp của đèn.

* Đối với đèn chùm trang trí nội thất biệt thư: Điểm thấp nhất của đèn chùm cách sàn tối thiểu 2.03 – 2.13m

Cuối cùng, bạn nên nhờ đến một đơn vị tư vấn thiết kế chuyên nghiệp để được tư vấn chuyên sâu, tỷ lệ ánh sáng cân đối và hài hòa nhất cho ngôi nhà của mình nhé! Đây thực sự là những kinh nghiệm xây nhà ở hữu ích dành cho bạn và gia đình nếu bạn đang có ý định xây nhà, thiết kế nhà ở.

viphouse.vn

>> Mọi chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIPHOUSE

Văn phòng giao dịch:

Tại Hà Nội: Phòng 1205 toà nhà 18t Cienco1 đường Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 06 - 08, đường Phan Huy Thực, phường Tân Kiểng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh.

Tel : 02466 811 977 - Hotline:0916 556 477  

 Email: viphousejsc@gmail.com.

TẠI SAO CHỌN VIPHOUSE
“VIPHOUSE tin tưởng & nỗ lực mỗi ngày để đem đến cho quý khách hàng những mẫu thiết kế nhà, biệt thự, khách sạn đẹp và hoàn hảo nhất.”

TẬN TỤY

Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của gia chủ khi xây dựng, những kiến trúc sư của chúng tôi luôn tận tụy với khách hàng trong từng nét vẽ.

CHÍNH XÁC

Sự chính xác trong từng chi tiết,từng nét vẽ luôn luôn là yêu cầu bắt buộc trong tiềm thức những người kts của chúng tôi.

SÁNG TẠO - ĐỘC ĐÁO

Thiết kế nhà không chỉ đơn giản là đẹp mà với những kiến trúc sư của VIPHOUSE thiết kế để có sự sáng đạo và độc đáo luôn là mục tiêu đầu .

CÔNG NGHỆ

Áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc thiết kế và xây dựng giúp khách hàng có thể theo dõi tiến trình làm việc trực tuyến mọi lúc mọi nơi.

Liên hệ