Chiều cao và độ dốc nhà mái thái là yếu tố vô cùng quan trọng, các KTS cần phải tính toán cẩn thiện để đảm bảo việc thoát nước được dễ dàng, nhanh chóng mỗi khi mưa lớn. Vậy bạn đã nắm được cách tính chiều cao mái thái, độ dốc nhà mái thái chưa? Hãy chú ý theo dõi bài viết này của chúng tôi để tìm ra được công thức chuẩn xác nhất.
1. Tại sao cần đảm bảo độ dốc và độ cao của mái thái?
Khi tiến hành xây dựng nhà cửa, mái nhà chỉ là một phần kết cấu trong tổng thể nhưng nó lại chiếm một vai trò quan trọng. Việc đảm bảo độ dốc của mái thái là vấn đề rất quan trọng:
1.1. Tăng tính thẩm mỹ
Đảm bảo độ dốc của mái thái sẽ là yếu tố quyết định tới tính thẩm mỹ của mái nhà nói riêng và toàn bộ căn nhà nói chung. Chính độ dốc của phần mái thái sẽ tạo nên được sự khác biệt so với các dáng mái khác. Mái thái có độ dốc lớn hơn hẳn so với mái bằng, có phần chóp nhọn nên dáng mái này có thể kết hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển cho tới hiện đại…
Mái chính là kết cấu của phần ngoại thất, góp phần lớn vào vẻ đẹp của ngôi nhà và là bộ mặt của tổng thể. Độ dốc và độ cao của mái thái khi được thiết kế hợp lý sẽ giúp mang tới vẻ đẹp trọn vẹn cho toàn bộ không gian.
1.2. Đảm bảo công năng và tính an toàn
Chức năng của mái thái chính là bảo vệ căn nhà tránh khỏi những tác động của thời tiết. Trong khi đó, Việt Nam lại là đất nước thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên lượng mưa rất lớn, mái thái có độ dốc và độ cao hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng đọng nước trên mái.
Nhà mái thái có độ cao và độ dốc hoàn hảo sẽ giúp cho nước mưa rơi xuống không hề bị ứ đọng trên mái, tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng không gian sống. Ngôi nhà của bạn vì vậy cũng sẽ không xảy ra tình trạng bị ẩm mốc, dột, tăng tuổi thọ lên nhiều lần so với các loại mái bằng.
Không chỉ ngăn nước ứ đọng trên mái, các gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề lá cây hay vật dụng rơi xuống mái cũng dễ dàng trôi xuống. Chúng tôi biết rằng rất nhiều gia chủ luôn cảm thấy lo lắng mỗi lần mưa bão hay thậm chí chỉ là gió to, lá cây sẽ rơi trên mái, rất khó để vệ sinh là lau dọn. Nếu có độ dốc và độ cao mái hợp lý thì tất cả những điều này hoàn toàn được giải quyết một cách nhanh chóng và sạch sẽ.
Ngoài công năng hạn chế đọng nước và lá cây trên mái, chiều cao và độ dốc mái thái phù hợp sẽ giúp tản nhiệt rất tốt, chống nóng cho ngôi nhà vào mùa hè. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi lẽ Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có màu hè rất oi bức, nhiệt độ có thể lên tới 40 độ. Chính vì vậy việc thiết kế mái thái dạng ngói được xếp chồng lên nhau sẽ giúp mái tản nhiệt tốt hơn, giúp cuộc sống của bạn trở nên thoải mái và dễ chịu hơn.
2. Cách tính chiều cao mái thái, độ dốc nhà mái thái
Vậy cách tính chiều cao mái thái, độ dốc nhà mái thái bao nhiêu là hợp lý? Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra công thức đơn giản nhất cho bất cứ gia chủ nào cũng có thể dễ dàng tự mình tính toán được độ dốc của mái, giúp không gian trở nên thoáng đãng, đẹp mắt và khoa học.
Trong đó, H chính là chiều cao của mái thái, L là độ rộng của mái thái, i là đơn vị tính độ dốc của mái. Đây được coi là công thức cơ bản nhất để có thể tính được độ dốc của nhà mái thái. Đồng thời, công thức này cũng được áp dụng trong việc tính góc của một tam giác vuông nên kết quả này sẽ luôn đảm bảo được độ chính xác cao.
Ngoài ra, độ dốc i của mái thái khi được xây dựng xong, thợ thi công địa phương còn áp dụng công thức tính cả độ dốc m theo công thức m = H/2L. Trên thực tế các công trình dân dụng sẽ được thiết kế tùy thuộc vào chiều rộng của mái sẽ tính được độ cao của mái thái là bao nhiêu sẽ là hợp lý nhất. Với mái thái thì thường sẽ là 50% diện tích của mặt sàn, còn độ dốc của mái hợp lý nhất sẽ nằm trong khoảng từ 30 tới 35 độ. Tất nhiên những con số trên chỉ là con số ước tính chứ không chính xác. Bởi lẽ mỗi một ngôi nhà sẽ có thiết kế độ cao và độ dốc của mái thái khác nhau, phụ thuộc vào diện tích tổng thể, khi căn nhà càng lớn thì độ dốc của mái cũng phải lớn.
Trên đây là cách tính chiều cao mái thái, độ dốc nhà mái thái mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thể lựa chọn được chiều cao và độ dốc của mái sao cho hợp lý nhất.