Dù chỉ chiếm một khoảng không gian nhỏ trong nhà, nhưng nhà vệ sinh cũng cần được chú ý thiết kế sao cho tiện dụng và hợp lý. Thiết kế nhà vệ sinh thông thoáng, đảm bảo công năng và phong thủy hài hòa cũng là điều cần chú ý. Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của nhà vệ sinh trong căn nhà của mình. Cách bố trí nhà vệ sinh là quan trọng bởi nó có chứa các thiết bị liên quan trực tiếp đến việc cấp thoát nước mà diện tích thường chỉ vài mét vuông. Nên dù to hay nhỏ chúng ta vẫn có thể tìm ra giải pháp bố trí thích hợp để tạo sự tiện dụng. Dưới đây sẽ là những thông tin xoay quanh vấn đề bố trí nhà vệ sinh thế nào cho hợp lý và hợp phong thủy. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Cách bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy
- Nhà vệ sinh không nên đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà
Theo các chuyên gia phong thủy thì khu vực vệ sinh tuyệt đối không đặt ở trung tâm ngôi nhà. Trung tâm của ngôi nhà giống như tim của con người, rất quan trọng. Khi nhà vệ sinh đặt tại đó sẽ không phù hợp, ấy là còn chưa nói đến mỹ quan cũng như không phù hợp với phong thủy.
- Cửa nhà vệ sinh không được đối diện cửa ra vào
Phòng vệ sinh tối kỵ đối diện với cửa chính hay nhìn thẳng ra các phòng khác như bếp, phòng khách hay giường ngủ bởi không hợp với phong thủy. Theo phong thủy, năng lượng và các vận may của gia đình sẽ vào nhà qua cửa chính, do đó cửa nhà vệ sinh đặc biệt tránh đối diện với cửa chính vào nhà. Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa chính thì sinh khí khi đi vào sẽ xộ thẳng vào nơi âm khí nặng nề.
- Tránh đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ
Khu vực thờ cúng là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, tôn kính, vì thế phải tránh đặt nhà vệ sinh cạnh khu vực này. Nhà vệ sinh tồn tại nhiều tạp khí, uế khí, điều này dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp mộng hay nguy hiểm hơn nữa là gặp hạn…
Hình ảnh: Cách bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy cho ngôi nhà của bạn
- Không đặt nhà vệ sinh cạnh bếp ăn
Không nên mở nhà vệ sinh hướng thẳng ra bếp nấu. Phong thuỷ cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến người phụ nữ trong gia đình có thể gây bệnh tật. Bên cạnh đó, nhà vệ sinh thuộc mệnh Thủy mà bếp ăn thuộc Hỏa nên dễ khắc nhau, nếu đặt bếp bên ngoài nhà vệ sinh thì bố trí bồn rửa của bếp cạnh với cửa nhà vệ sinh.
- Không đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam
Điều này có liên quan đến phương vị bát quái, phương Nam là Li quái, ngũ hành thuộc Hỏa, còn nhà vệ sinh lại thuộc Thủy. Nhà vệ sinh hướng Nam, khắc chế hỏa địa, cũng như Bát tự của người xung khắc Lưu niên Thái tuế, bởi vậy không may mắn. Nhà vệ sinh phải đặt ở cuối hướng gió, vị trí phải kín đáo nhưng dễ tìm. Theo nguyên tắc phong thủy, phòng vệ sinh nên đặt ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành.
Lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh
– Thiết kế sao cho thuận tiện khi sử dụng, thường bố trí gần phòng ngủ.
– Đáp ứng được một số nhu cầu tâm sinh lý con người. Khi thiết kế nhà vệ sinh cần chú ý đến vấn đề thói quen sinh hoạt của gia đinh, cũng như độ tuổi sử dụng chú ý an toàn cho người già và trẻ em.
– Thiết bị vệ sinh phải bền chắc, dễ giữ lau chùi, dọn rửa.
– Về màu sắc trang trí: nhà vệ sinh là nơi thuộc Thủy, cho nên màu tốt nhất của nó là màu trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này vừa thanh nhã vừa tạo được cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Tránh dùng màu sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm gây cảm giác nóng bức, chật chội cho không gian phòng.
– Nền của phòng vệ sinh nên được thiết kế có độ dốc, đảm bảo thoát nước tốt; khi lát sàn nên chú ý chọn loại vật liệu ít trơn trượt, dễ làm vệ sinh.
– Bảo đảm chế độ hợp lý về chiếu sáng tự nhiên , vệ sinh, tránh ẩm thấp cửa thông gió hoặc cửa sổ cần thường xuyên mở để thoáng khí, luôn đón không khí trong lành.
Hình ảnh: Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh hợp cho nhà ở
– Khi thiết kế nhà vệ sinh, bạn cũng nên lưu ý những phòng vệ sinh của các tầng (đối với nhà cao tầng) nên cùng nằm trên một trục đường thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh, bạn nên thiết kế chúng “quay lưng” lại với nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
– Không gắn ổ điện hoặc bảng điện trong nhà vệ sinh phòng tắm, trừ những công điều khiển đèn gắn xa tầm dễ ảnh hưởng nước.
Tiêu chuẩn về diện tích nhà vệ sinh
Tuỳ vào diện tích tổng thể xây dựng của ngôi nhà mà nhà vệ sinh sẽ được thiết kế theo kích thước khác nhau. Trong đó, có 3 loại kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn để bạn có thể tham khảo là:
Diện tích nhà vệ sinh tối thiểu
Kích thước nhà vệ sinh tối thiểu vào khoảng 2,5 m2 đến 3 m2. Với diện tích này, bạn có thể đặt các vật dụng cơ bản như bồn cầu, chậu rửa mặt, vòi tắm hoa sen. Loại kích thước này thường được xây dựng ở vị trí dưới cầu thang nhà ống hoặc không gian phía cuối nhà.
Diện tích nhà vệ sinh vừa
Diện tích từ 4 m2 đến 6 m2 là diện tích tiêu chuẩn, hợp lý cho nhà vệ sinh vừa. Với diện tích này, ngoài bồn cầu, chậu rửa mặt, vòi hoa sen, bạn có thể bố trí thêm bồn tiểu cho nam hoặc tủ nhỏ đựng đồ.
Bạn có thể thiết kế phòng tắm nhỏ tách biệt bởi kính cường lực hoặc bồn tắm có rèm. Kích thước tiêu chuẩn của phòng tắm kính vào khoảng 1,2m x 0,9m (hình chữ nhật) hoặc 0,9m x 0,9m, 1m x 1m (hình vuông).
Diện tích nhà vệ sinh lớn
Nhà vệ sinh có kích thước lớn có diện tích từ 10 m2 đến 11 m2 trở lên. Thiết kế nội thất cho nhà vệ sinh diện tích lớn bạn có thể bài trí nhiều đồ nội thất hơn như: bồn tiểu nam, bồn tắm to đẹp, cây xanh, tranh ảnh trang trí, thiết bị xông hơi,…
Hình ảnh: Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn khi thiết kế và bố trí
Các kích thước chi tiết của nhà vệ sinh tiêu chuẩn
- Cửa của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn thường có chiều cao và chiều rộng tương ứng là 1.9m x 0.68m, 2.1 m x 0.82m, 2.3m x 1.02m. Vì nó sẽ hợp phong thủy, và việc đi lại cũng dễ dàng.
- Gạch lát nền của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn có thông số là 20cm x 20cm. Về màu sắc, hoạ tiết sẽ tuỳ thuộc vào sở thích và phong cách của gia chủ.
- Gạch ốp tường của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn thường sử dụng loại 20cm x 20cm hoặc 20cm x 30cm. Thông thường, chúng ta ta không ốp lên sát trần, mà để một khoảng nhất định để trang trí bằng sơn.
- Chiều cao tối thiểu của trần nhà vệ sinh là từ 2.2 m
- Chiều cao tối thiểu từ sàn tới chậu rửa mặt từ 82cm – 85cm
- Chiều cao của vòi sen từ 75cm – 80 cm
- Chiều cao của bát sen từ 170m – 175 cm
- Chiều cao của mắc áo từ 165m – 170 cm
- Tất cả nhà vệ sinh nên có quạt thông gió để thoáng khí
Cảm ơn quý khách hàng và bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
viphouse.vn